Chủ tịch VNLIFE: Thương vụ đầu tư GIC và Softbank Vision Fund thực tế đã hoàn tất

Hệ sinh thái VNLIFE sẽ đóng vai trò "đỡ đầu" cho các startup và tạo cơ hội để họ kết nối chặt chẽ với nhau giúp hệ sinh thái phát triển, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.
Chủ tịch VNLIFE: Thương vụ đầu tư GIC và Softbank Vision Fund thực tế đã hoàn tất


Xung quanh thông tin "VNPay sắp được Softbank và quỹ chính phủ Singapore rót 300 triệu USD", chia sẻ độc quyền với Trí Thức Trẻ, ông Trần Trí Mạnh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VNLIFE thực tế GIC và Softbank Vision Fund đã đầu tư vào tập đoàn VNLIFE. Thương vụ đã hoàn thành, cụ thể số tiền đầu tư mà tập đoàn này nhận được vẫn chưa được tiết lộ.

Tập đoàn VNLIFE là một hệ sinh thái thương mại, dịch vụ, thanh toán với nhiều công ty thành viên trong đó có VNPAY cùng nhiều công ty tại các nước như Singapore, Myanmar, Campuchia… Tập đoàn phát triển với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái đa dạng từ thương mại, dịch vụ, thanh toán… ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có du lịch, logistics, quản trị doanh nghiệp, thương mại…

Sứ mệnh của VNLIFE trong thời gian tới sẽ là đồng hành, hỗ trợ các startup về mặt công nghệ, xây dựng mạng lưới, vốn để các startup không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước mà còn hướng đến mục tiêu đưa được sản phẩm của họ đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Cũng theo ông Mạnh chia sẻ, khởi nghiệp đầu tiên quan trọng là vốn, công nghệ rồi sau đó là mô hình quản trị, tham gia chuỗi sinh thái và đưa ra thị trường. Về cơ bản, startup Việt Nam mạnh ở yếu tố ý tưởng, nhân sự tâm huyết còn các yếu tố khác vẫn thiếu.

Vì vậy, hệ sinh thái VNLIFE sẽ đóng vai trò "đỡ đầu" cho các startup và tạo cơ hội để họ kết nối chặt chẽ với nhau giúp hệ sinh thái phát triển, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế. Khi sự kết nối trong chuỗi sinh thái của VNLIFE vững mạnh các startup sẽ vươn ra thị trường thế giới với sự hỗ trợ từ quan hệ của các nhà đầu tư số một thế giới là GIC và Softbank Vision Fund.

Nếu như theo chia sẻ của đại diện VNPAY, có vẻ như VNLIFE sẽ là một "cánh tay nối dài" của Softbank Vision Fund và GIC trong việc đầu tư vào các startup tại Việt Nam.

Softbank Vision Fund là quỹ đầu tư khởi nghiệp quy mô nhất thế giới trực thuộc Softbank Group của tỷ phú Masayoshi Son với nhiều thương vụ đình đám như đầu tư vào Uber, Grab, Loggi… Thương vụ đầu tư vào VNLIFE là thương vụ đầu tiên quỹ của Softbank rót vốn tại Việt Nam.

GIC là một nhà đầu tư quen thuộc tại Việt Nam, khi đang nắm giữ cổ phần tại Vietcombank, Vinhomes, PAN Group. GIC là quỹ đầu tư lớn thứ 8 trên thế giới, quản lý số vốn khoảng 390 tỷ USD, theo dữ liệu của Sovereign Wealth Fund Institute.

Chủ tịch VNLIFE: Thương vụ đầu tư GIC và Softbank Vision Fund thực tế đã hoàn tất - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh Toán Việt Nam (VNPAY) thành lập tháng 3/2007 là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam. Hiện công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hơn 20.000 doanh nghiệp. Trong hệ sinh thái của VNPAY hiện nay ngoài cổng thanh toán QRCode là cổng trung gian kết nối các đơn vị kinh doanh với ngân hàng còn có ví điện tử VnMart, thanh toán hóa đơn VnPayBill, nạp tiền điện thoại VnTopup, website thương mại điện tử Vban.vn, đặt vé máy bay VnTicket.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video