Chính phủ đang đón kỷ lục “mùa vàng” trái phiếu

Dòng tiền tiếp tục đổ xô vào kênh trái phiếu Chính phủ để tạo nên kỷ lục.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 9, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu, huy động được tổng cộng 60.141 tỷ đồng trái phiếu, tăng 163% so với tháng trước. Trong đó 100% trái phiếu huy động được do Kho bạc Nhà nước phát hành.

Đáng chú ý, tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 9 đạt tới 98%, khối lượng đặt thầu gấp 3,5 lần khối lượng gọi thầu.

Chính phủ đang đón kỷ lục “mùa vàng” trái phiếu - Ảnh 1.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Kết quả trên tiếp tục nối dài xu hướng dòng tiền lớn đổ xô vào kênh trái phiếu Chính phủ, thể hiện ở tỷ lệ trúng thầu thành công duy trì trên 90% những tháng gần đây, và đặc biệt là lãi suất - chi phí đi vay của Chính phủ - sụt giảm mạnh.

Như trong tháng 9 vừa qua, so với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm tại tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,02-0,35%/năm; trong đó giảm mạnh nhất là kỳ hạn 5 năm, giảm 0,35%/năm so với tháng trước.

Trong kế hoạch trước đó, Kho bạc Nhà nước đã tăng mạnh lượng gọi thầu trái phiếu Chính phủ lên tới 130.000 tỷ đồng, bằng cả quý I và II cộng lại. Cùng với lượng phát hành bổ sung, đầu mối này đã huy động được 142 nghìn tỷ đồng trong quý III, qua đó đã hoàn thành 109% kế hoạch quý. Đây cũng là quý tạo kỷ lục về quy mô huy động được từ trước tới nay.

Tính lũy kế từ đầu năm đến hết quý III, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công 229 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch năm. 

Như trên, Chính phủ đang đón một "mùa vàng" huy động vốn qua kênh trái phiếu. Bên cạnh khối lượng huy động thành công, chi phí phải trả qua lãi suất cũng đang có hướng tìm lại vùng thấp kỷ lục thiết lập quãng cuối 2019 đầu 2020.

Chính phủ đang đón kỷ lục “mùa vàng” trái phiếu - Ảnh 2.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Liên quan đến diễn biến này, ngay từ đầu tháng 10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông điệp nới lỏng chính sách tiền tệ, qua giảm đồng loạt các lãi suất điều hành (lần giảm thứ 3 trong năm và lần thứ 5 kể từ năm ngoái).

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp và chậm so với cùng kỳ nhiều năm qua. Các dòng tiền lớn, trong đó có các ngân hàng thương mại, đang hạn chế ở kênh đầu tư thay thế bên cạnh trái phiếu Chính phủ.

Ở một diễn biến khác, Bộ Tài chính đang lên kế hoạch hướng dẫn Kho bạc Nhà nước sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, như một hướng mở kênh bơm tiền ra thị trường.

Theo HNX, tính đến 30/9/2020, tổng giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ đã đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng.

Theo Thế Anh (BizLIVE)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video