Chiếm 1/3 thị phần nhưng rất ít người Hàn biết đến cà phê Việt Nam

Vấn đề xây dựng thương hiệu Việt nói chung và phát triển thương hiệu Việt ở thị trường Hàn Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 9 tháng đầu năm lên tới 23,7 tỷ USD.

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất và là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Đáng chú ý, năm 2016, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi ở chiều ngược lại, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Thương mại hai chiều tăng gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016.

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng cao, lên tới 23,7 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu thương mại hai chiều là 50 tỷ USD và rút ngắn thâm hụt, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương nhận định cần phải tập trung hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường khó tính như Hàn Quốc. Phát biểu này của ông được đưa ra trong buổi Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt sang thị trường Hàn Quốc".

[caption id="attachment_71233" align="aligncenter" width="700"] Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt sang thị trường Hàn Quốc"[/caption]

Vấn đề thương hiệu Việt ở thị trường Hàn Quốc vẫn đang là mối quan tâm lớn của các cơ quan chức năng. Số lượng thương hiệu Việt ở thị trường này hiện nay không nhiều.

Mặt hàng cà phê là một ví dụ. Việt Nam vẫn luôn tự hào là một một trong nhưng quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thời điểm chiếm tới 34% thị phần và là top 3 quốc gia xuất khẩu cho Hàn Quốc. Thế nhưng ít người Hàn Quốc biết điều này, có chăng họ cũng chỉ biết thương hiệu cà phê G7. Hàng dệt may cũng chịu chung "số phận" tại thị trường này mặc dù chất lượng và năng lực sản xuất của Việt Nam rất tốt.

Hay như nhiều người Hàn Quốc biết đến phở nhưng những tiệm phở ở Hàn Quốc phần đa là do người bản địa mở, người Việt chiếm rất ít. Thông qua phở, người Hàn Quốc biết đến nem rán, bún chả, rau thơm...Người Hàn Quốc cũng bắt đầu biết đến quả thanh long Việt nhưng số lượng vẫn còn hạn chế.

[caption id="attachment_71232" align="aligncenter" width="650"] Một quán phở tại Hàn Quốc[/caption]

Một trong những lý do quan trọng khiến thương hiệu Việt chưa được phổ biến ở Hàn Quốc là do cảm quan thiết kế bao bì, ông Hải cho hay. Cùng một sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam nhưng sản phẩm do doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng sản xuất bao giờ cũng bán chạy hơn mặc dù chất lượng như nhau. Lý do là bởi các doanh nghiệp này tự thiết kế bao bì hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ người Hàn Quốc.

Theo Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Á-châu Phi điều quan trọng là Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng khốc liệt. Để làm được điều này, ông Hải cho rằng các doanh nghiệp trước hết nên làm tốt ở thị trường trong nước nhằm xây dựng chất lượng sản phẩm từ thiết kế bao bì đến độ an toàn, lâu bền...Có như vậy, các doanh nghiệp mới củng cố thương hiệu rồi sau đó mở rộng ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính như Hàn Quốc.

Theo ông Yoon Sang Ho, Giám đốc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc cho hay khách hàng Hàn Quốc thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Đồng thời một thương hiệu vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ thị phần của họ không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị phần nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Hàn Quốc. Có như vậy, thương hiệu Việt mới để lại dấu ấn trong thói quen mua sắm của khách hàng bản địa.

Theo Đức Quỳnh - NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video