Chật vật 'níu' chân lao động

Trước tình hình dịch COVID - 19 kéo dài, nhiều doanh nghiệp (DN) phải ngừng sản xuất, cho lao động nghỉ hàng loạt. Tuy nhiên, vẫn có những DN cố gắng cầm cự, xoay xở đủ cách để trả lương cho lao động. Tất cả đều ngóng chờ gói hỗ trợ vay lãi suất 0%/năm từ Chính phủ để vượt qua khó khăn.

Chật vật 'níu' chân lao động

Ông Đinh Quang Dương, Chủ tịch Công đoàn Cty Yamaha Motor Việt Nam cho biết, từ ngày 1/4, đơn vị này có hơn 5.000 công nhân. Trước tình hình đó, để đảm bảo đời sống cho công nhân, công ty trả 70% mức lương cơ bản cho tất cả công nhân. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty quyết định hỗ trợ mỗi công nhân 500 nghìn đồng, với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Theo ông Dương, hiện nay, tại công ty chỉ còn số ít cán bộ, công nhân thực hiện kiểm tra an toàn máy móc thiết bị nhà xưởng làm việc. Các hoạt động sản xuất đều phải dừng. Điều này khiến nguồn thu của công ty không có. Trong khi hàng tháng, công ty vẫn phải chi trả hàng chục tỷ đồng tiền lương và các khoản phí bảo trì…nên rất khó khăn.

“Công ty phải dùng đến các khoản dự phòng trong mấy năm qua. Do đó, nếu được vay tiền với lãi suất 0% để trả lương cho công nhân, công ty sẽ tiến hành ngay”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, cơ quan chức năng nên tạo điều kiện về chính sách để DN vay không cần phải đảm bảo bằng tài sản, bởi hầu hết DN đều đã sử dụng tài sản thế chấp ở ngân hàng. 

Lãnh đạo 1 DN lớn lĩnh vực da giày tại quận Bình Tân, TPHCM cho biết, 2 tháng qua là khoảng thời gian khó khăn nhất mà công ty này từng gặp. Dịch COVID-19 khiến các đối tác ở châu Âu và Mỹ đều tạm ngừng đơn hàng, buộc DN phải cắt giảm sản xuất.

Trong bối cảnh đó, công ty phải thực hiện chính sách cắt giảm giờ làm, công nhân ở các bộ phận luân phiên sản xuất, một số phải nghỉ việc tạm thời. Đối với công nhân tiếp tục công việc, mức lương được chi trả từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, còn những công nhân nghỉ việc, công ty trả lương tối thiểu.

Nói về chính sách vay tiền lãi suất 0% để trả lương cho công nhân, vị này cho rằng, đây là chính sách rất tốt đối với các DN, đặc biệt là những DN sử dụng đông lao động. Tuy nhiên, theo vị này, gói hỗ trợ cần được giải ngân nhanh chóng, đồng thời rút gọn khâu hồ sơ, thủ tục. 

Ông Bùi Minh Hồng, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, chính sách cho DN vay tiền với lãi suất 0% để trả lương cho công nhân thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ, quyết tâm của Chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế. Song, trong vòng 6 - 12 tháng sau khi hết dịch, chính sách vẫn còn tiếp tục thì sẽ rất tốt để DN hồi phục.

Theo Dương Hưng (Tiền phong)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video