CEO UPS Việt Nam: EVFTA đi vào thực thi, UPS có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới

CEO UPS Việt Nam khẳng định, là nhà cung cấp dẫn đầu về các dịch vụ kho vận và vận chuyển toàn cầu, UPS có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới khi EVFTA đi vào thực thi.

Để đón cơ hội khi EVFTA đi vào thực thi, đã tăng cường cải tiến dịch vụ trong mạng lưới các giải pháp của mình

Để đón cơ hội khi EVFTA đi vào thực thi, UPS đã tăng cường cải tiến dịch vụ trong mạng lưới các giải pháp của mình để hỗ trợ khách hàng Việt Nam và EU hiệu quả nhất.

Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đã bày tỏ sự kỳ vọng lớn, bởi chỉ 2 tháng nữa, EVFTA sẽ đi vào thực thi. 

Ông Russell Reed, Giám đốc Điều hành của UPS Việt Nam và Thái Lan cho biết, EVFTA được phê chuẩn, đi vào hiệu lực trong thời gian tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình trở thành cường quốc giao thương của Việt Nam, và là chìa khóa mở ra tiềm năng kinh tế lớn mạnh của đất nước trong những năm tới.

"Là nhà cung cấp dẫn đầu về các dịch vụ kho vận và vận chuyển toàn cầu, chúng tôi nhận thấy thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của chúng tôi trong việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ cả Việt Nam và EU, bên cạnh đó, giúp đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích đầu tư bền vững dài hạn cũng như thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược", ông Russell Reed nói.

Đại diện UPS dẫn chứng, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU liên tục tăng trưởng khá trong những năm qua, với tổng kim ngạch lên đến 42,5 tỷ USD vào năm 2018,  tăng trưởng trung bình ở mức 13% kể từ 2014.

Việt Nam vốn là nền công nghiệp chế biến chế tạo vô cùng cạnh tranh, một trong những nhân tố đóng góp chính vào tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế cũng là sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu – với nhóm người tiêu dùng hướng đến hòa nhập quốc tế và đặc biệt ưa chuộng mua hàng từ các thương hiệu quốc tế nhập khẩu, trong đó có Khối Liên minh châu Âu.

Cùng lúc đó, một khối lượng hàng nhất định Việt Nam xuất khẩu đến khu vực thị trường EU vẫn đang được duy trì. Do đó, UPS đã tăng cường cải tiến dịch vụ trong mạng lưới các giải pháp của mình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong ngành công nghiệp bán lẻ và công nghệ cao, giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình.

Chẳng hạn, năm 2019,  UPS đã rút ngắn thời gian vận chuyển trên 2.300 lộ trình thương mại. Điều này kết hợp với các cải tiến khác giúp các chuyến hàng đến EU được vận chuyển nhanh hơn đến 4 ngày.

CEO UPS Việt Nam và Thái Lan thông tin, doanh nghiệp đã mở rộng độ tiếp cận của dịch vụ UPS Worldwide Express Freight đến khách hàng ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, cung cấp dịch vụ bảo đảm, giao hàng tận nơi các lô hàng đóng pallet cho các đơn vị xuất khẩu.

"Trong bối cảnh Hiệp định EVFTA sẽ chính thức đi vào hiệu lực trong năm 2020, chúng tôi kỳ vọng được làm việc với các doanh nghiệp ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau để mở đường giúp họ bước vào và thành công tại thị trường châu Âu – một thị trường nay đã dễ tiếp cận hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam ở bất kỳ lĩnh vực nào", ông Russell Reed kỳ vọng.

Theo Báo Đầu tư

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video