CEO Pega: Bosch làm hệ thống thông minh "chả có vẹo gì, điều khiển giống đồ chơi trẻ con"

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, CEO Pega cho biết hãng này cũng đang nghiên cứu và phát triển hệ thống điều khiển thông minh.

CEO Pega: Bosch làm hệ thống thông minh "chả có vẹo gì, điều khiển giống đồ chơi trẻ con"

Viết trên trang cá nhân của mình, ông Đoàn Linh, CEO Pega cho biết, các công ty do ông đầu tư và sáng lập đều ở tầm thế giới và cách mạng luôn cả ngành.

Bằng chứng là, hiện tại team Inhouse đang nghiên cứu, phát triển hệ thống Smart điều khiển và sẽ cách mạng hóa ngành xe 2 bánh trong thời gian sắp tới.

Khi hệ thống Smart điều khiển được phát triển, ông Linh đã so sánh Pega Việt Nam với Bosch và Honda. Theo đó, ông Linh cho biết: "Các công ty như Bosch làm mấy cái này chả có vẹo gì là còn nói giảm nói tránh. Chứ chip 32 bit điều khiển giống đồ chơi trẻ con mà bán đắt thì người chịu thiệt lớn nhất là khách hàng".

Còn về Honda, vị CEO này cũng có những phát ngôn không kiêng nể: "Nói chung thẳng tưng ra là Honda cũng chả làm chứ chưa nói có biết và đủ trình mà làm hay không".

Người đứng đầu Tập đoàn Pega  cũng đặt ra câu hỏi, hiện tại nếu gọi Pega là Tesla Việt Nam liệu có quá không?

Đây không phải là lần đầu tiên ông Đoàn Linh có những phát ngôn "sốc", không "nể mặt" các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. Trước đó, trong một chia sẻ, ông Đoàn Linh cũng chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về động cơ của Bosch.

Vị CEO công ty làm xe giống Honda SH cho biết, bản thân Pega đã bắt tay làm việc với hãng Bosch từ đầu năm 2017, trước cả khi Vinfast làm việc với Bosch gần 2 năm (Bosch về mảng xe điện). Tuy nhiên, liên quan đến chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu nên Pega và Bosch đã không tiếp tục việc hợp tác này.

"Chúng tôi không quy chụp toàn bộ thương hiệu Bosch. Với số lượng 23.000 bộ linh kiện Bosch (bộ linh kiện bao gồm động cơ + bộ sạc điện + bộ điều khiển trung tâm "ECU") với giá trị trên 60 tỷ đồng thì con số đó không hề nhỏ.

Pega - đơn vị hợp tác với Bosch ở thời điểm đó là lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, nhưng chất lượng của bộ linh kiện Bosch thì tệ tỷ lệ lỗi quá lớn (> 50%) và chính sách hậu mãi của Bosch thì quá tệ.

Họ gần như chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm và cách xử lý vấn đề của họ quá chậm chạp gây bức xúc cho Pega và khách hàng của Pega", ông Linh nhấn mạnh.

Về dự kế hoạch kinh doanh sắp tới, ông Linh cho biết, vẫn còn nhiều đột phá nữa, ông sẽ thông báo sớm, không giấu gì dù các nghiên cứu này phải là 80% sẽ hoàn thiện, còn những rủi ro nghiên cứu này kia nữa.

Theo Hương Nguyễn (Pháp luật và bạn đọc)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video