CEO người Việt của kỳ lân VNLIFE chuyển sang quốc tịch Singapore, thoái gần 35% vốn trước vòng gọi vốn 250 triệu USD

Ông Mai Thanh Bình - Tổng giám đốc VNLIFE, cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất tại công ty này đã nhập tịch nước ngoài, sau đó chuyển giao phần lớn lượng cổ phần đang sở hữu cho người khác.

CEO người Việt của kỳ lân VNLIFE chuyển sang quốc tịch Singapore, thoái gần 35% vốn trước vòng gọi vốn 250 triệu USD

Tháng 6/2021, ông Mai Thanh Bình – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Cuộc sống Việt (VNLIFE) chuyển quốc tịch từ Việt Nam sang Singapore. Ông Bình chính là một trong những cổ đông sáng lập và là cổ đông lớn nhất tại VNLIFE.

VNLIFE là công ty mẹ của các ứng dụng fintech đình đám như VNPAY, VNPAY-QR cùng với nhiều khoản đầu tư vào những cái tên đình đám khác trong lĩnh vực công nghệ-du lịch như Teko, Phong Vũ, Sapo, Tripi, Mytour…

Việc chuyển đổi quốc tịch dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VNLIFE ngay lập tức tăng từ 32,86% lên 70%. Tuy nhiên sau đó ít ngày, ông Mai Thanh Bình tiến hành chuyển nhượng đi hầu hết lượng cổ phần sở hữu, chỉ giữ lại 2,835% tại ngày 14/6/2021 và tiếp tục giảm xuống còn XX.

Động thái đổi quốc tịch chuyển nhượng cổ phần của ông Bình diễn ra ngay trước vòng gọi vốn series B trị giá 250 triệu USD của VNLIFE. Vào đầu tháng 8/2021, sau khi hoàn tất đợt gọi vốn, vốn điều lệ của VNLIFE tăng từ 217,7 tỷ lên 245,4 tỷ đồng.

CEO người Việt của kỳ lân VNLIFE chuyển sang quốc tịch Singapore, thoái gần 35% vốn trước vòng gọi vốn 250 triệu USD - Ảnh 1.

Vòng gọi vốn này có sự xuất hiện của các nhà đầu tư gồm General Atlantic và Dragoneer Investment Group, PayPal Ventures và EDBI, cùng với các nhà đầu tư trước đó là GIC và SoftBank Vision Fund cũng tham gia rót vốn. Bên cạnh phần phát hành mới, các nhà đầu tư này còn mua lại một phần vốn từ các cổ đông hiện hữu. Trong đó, ông Mai Thanh Bình tiếp tục bán ra giảm sở hữu xuống còn 0,26%.

Tỷ lệ sở hữu của SoftBank (SVF Pioneer Subco (Singapore) Pte Ltd) và GIC (Ardolis Investment Pte Ltd) tặng nhẹ so với trước đợt chào bán, lần lượt là 19,94% và 13,45%. Trước đó vào năm 2019 hai nhà đầu tư này đã rót từ 200-300 triệu USD vào VNLIFE.

VNLIFE đặt mục tiêu phát triển hệ sinh thái số toàn diện tại Việt Nam trên 4 lĩnh vực cốt lõi: giải pháp ngân hàng số (VNPAY, CAMBOPAY), dịch vụ thanh toán và quản lý merchant (VNPAY QR); dịch vụ du lịch trực tuyến (Đi Chung, Tripi, Dinogo, Mytour.vn) và thương mại điện tử đa kênh (Teko, Phong Vũ, Sapo, Mobio)…

Hiện nay, các công ty thành viên của VNLIFE có trên 4.000 nhân sự, trong đó có trên 1.000 kỹ sư đang hoạt động tại Việt Nam, Singapore, Campuchia và Myanmar.

Pháp nhân VNLIFE được thành lập tháng 12/2018 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng dựa trên các nền tảng sẵn có, bao gồm VNPAY. Trong đó, ông Mai Thanh Bình góp 45,189%. Các cổ đông sáng lập khác gồm ông Trần Trí Mạnh góp 28,146%, ông Trần Văn Kỳ góp 21,674%, ông Lê Tánh góp 4,991%. Ông Trần Trí Mạnh hiện giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của VNLIFE.

Ông Mai Thanh Bình là nhân vật có nhiều năm kinh doanh dựa trên nền tảng internet là người giúp kiến tạo nên các nền tảng hàng đầu tại Việt Nam hiện tại như Garena (game), Shopee (thương mại điện tử)… Đây đều đang là các doanh nghiệp trực thuộc Sea (Singapore), công ty có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, khoảng 174 tỷ USD.

CEO người Việt của kỳ lân VNLIFE chuyển sang quốc tịch Singapore, thoái gần 35% vốn trước vòng gọi vốn 250 triệu USD - Ảnh 2.

Hệ sinh thái số của VNLIFE

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video