Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến về việc cấp giấy phép cho hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa góp ý kiến về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Phúc đáp công văn số 4778/VPCP của Văn phòng Chính phủ đề nghị có ý kiến kiến về báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 2969/BGTVT-VT trình Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá cho Công ty CP IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 2969/BGTVT-VT, các cổ đông của Công ty CP IPP Air đều là cá nhân có quốc tịch Việt Nam nên công ty này là công ty 100% vốn Việt Nam, không có vốn đầu tư nước ngoài.

“Do đó, dự án đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty CP IPP Air Cargo là dự án đầu tư trong nước, không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều, 30, 31, 32 Luật Đầu tư năm 2020 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến về cấp giấy phép với doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Về chủ trương thành lập hãng hàng không mới, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 29/3/2022, Bộ Giao thông vận tải có văn bản số 2969/BGTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá cho Công ty CP IPP Air Cargo. Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương thành lập thêm các hãng hàng không trong tình hình mới, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải có báo cáo cập nhật tình hình phát triển của ngành hàng không, trong đó lưu ý đánh giá thực trạng thị trường vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không; nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam.

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg, định hướng phát triển doanh nghiệp hàng không đến năm 2030 như sau: Phát triển hãng hàng không vận chuyển hàng hoá. Cho đến nay, Việt Nam chưa có một hãng hàng không vận chuyển hàng hoá chuyên biệt. Do đó, việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thành lập doanh nghiệp hàng không vận chuyển hàng hoá là phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải ngành đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã có sự phục hồi, nhu cầu vận tải hàng hoá, trong đó có đường hàng không tăng cao. Theo đó, việc thành lập một hãng hàng không vận chuyển hàng hoá sẽ góp phần tăng cường năng lực vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Về điều kiện thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác đến 10 tàu bay là 300 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Công ty CP IPP Air Cargo được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 10/3/2021 với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Tại văn bản số 10/CV-IPPAC ngày 18/2/2022 gửi Cục Hàng không Việt Nam về việc giải trình bổ sung Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá, Công ty CP IPP Air Cargo đã có giải trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ để bù vào vốn thiếu hụt do ghi nhận lợi nhuận âm.

Trường hợp Công ty CP IPP Air Cargo được Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải lưu ý, giám sát bảo đảm mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp theo quy định, tương ứng với số tàu bay khai thác thực tế.

Về vấn đề tư cách pháp lý của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, kiểm tra về tình trạng quốc tịch của các cổ đông. Trường hợp có cá nhân mang 2 quốc tịch thì việc lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Theo Báo Công Thương

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video