Bloomberg: Lãi suất USD về 0% không làm nản lòng giới đầu cơ Việt Nam

Những người có ý định găm đồng USD vẫn sẽ tiến hành gom ngoại tệ, vì trước khi giảm về 0% thì lãi suất cũng đã rất thấp, một chuyên gia nhận xét.

[caption id="attachment_10418" align="aligncenter" width="700"]Tính từ đầu năm tới nay, tiền đồng đã giảm giá 5,1%. Ảnh: Bloomberg Tính từ đầu năm tới nay, tiền đồng đã giảm giá 5,1%. Ảnh: Bloomberg[/caption]

Ngày 17/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức giảm lãi suất tiền gửi USD cá nhân từ 0,25% về mức 0%, thấp chưa từng thấy từ trước tới nay.

Một số chuyên gia cho rằng NHNN đang phát tín hiệu không muốn tăng lãi suất và kìm hãm kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của thị trường, trước sức ép ngày càng lớn khi giá USD tại các ngân hàng tăng kịch trần biên độ cho phép, còn giá USD ngoài thị trường tự do đang hướng tới mốc 22.800 đồng/USD.

gom usd 1

Trao đổi với PV, chuyên gia tài chính ngân hàng, T.S Nguyễn Trí Hiếu cho rằng mục đích của NHNN là chống găm giữ đồng USD trong dân chúng và ngăn chặn hiện tượng đô la hóa nền kinh tế.

Ngược lại, Bloomberg dẫn lời ông Dao Duc Manh, chuyên viên phụ trách ngoại hối tại Ngân hàng Quốc dân cho rằng động thái giảm lãi suất trên không có ảnh hưởng lớn trong ngắn hạn.

Những người có ý định thì vẫn sẽ tiến hành găm đồng USD, vì trước khi giảm về 0% thì lãi suất cũng đã rất thấp, ông nói.

Ông Hoa Hùng Cường, chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân đội thì cho rằng tiền đồng sẽ vẫn chịu áp lực, vì Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, còn Trung Quốc theo đổi chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ để vực dậy nền kinh tế. Đầu năm sau, có lẽ tiền đồng sẽ được hạ giá một lần nữa, ông dự đoán.

Tính từ đầu năm tới nay, tiền đồng đã giảm giá 5,1%, theo số liệu của Bloomberg. Đặt trong so sánh, đồng ringgit của Malaysia giảm 19%, đồng rupiah của Indonesia giảm 12% và đồng baht Thái Lan giảm 9%.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video