Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ

Vào ngày 11/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định chấp thuận Chủ trương đầu tư Dự án Kho Cảng LNG Sơn Mỹ đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ, đánh dấu sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các cấp ban ngành Trung ương và địa phương cùng với sự nỗ lực của các nhà đầu tư bao gồm Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) cũng như sự phối hợp của các đối tác và các bên liên quan.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tham gia cuộc họp tại Mỹ về triển khai dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ và các hợp tác các dự án trong tương lai

Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ là dự án trọng điểm về dầu khí, nằm trong chuỗi dự án khí-điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1,338 tỷ USD, toạ lạc tại khu công nghiệp Sơn Mỹ I, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Trước đó, ngày 21/9/2021, PV GAS và Tập đoàn AES đã ký thỏa thuận liên doanh thành lập Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ để tổ chức triển khai Dự án, hướng tới cung cấp LNG hóa khí cho các khách hàng tiêu thụ chính là nhà máy điện Sơn Mỹ I và II với công suất 2.250MW mỗi nhà máy, nhu cầu tiêu thụ tối đa tới 3,6 triệu tấn LNG/năm cho Giai đoạn 1, phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (QĐ 60/QĐ-TTg), Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QĐ 500/QĐ-TTg) dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2027. Ngoài ra, dự án có thể được đầu tư mở rộng ở giai đoạn sau nhằm cung cấp cho các hộ tiêu thụ khác tại khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và đảm bảo an ninh năng lượng với công suất qua kho Giai đoạn 2 (2027 – 2030) là 6 triệu tấn/năm; và có thể mở rộng phát triển Giai đoạn tiếp theo với công suất lên đến 10 triệu tấn/năm.

Ra mắt Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ

Đây là dự án hạ tầng năng lượng quan trọng có quy mô đầu tư lớn, là cơ sở để triển khai các nhà máy điện Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 nhằm đưa tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ cho nhà đầu tư nhận được sự thống nhất, quyết tâm của toàn Đảng bộ, sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các sở, ngành địa phương và các Bộ, ban ngành. Theo đó, tỉnh Bình Thuận đề nghị nhà Đầu tư Dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ tập trung mọi nguồn lực triển khai Dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành như nội dung quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt; đồng thời đề nghị lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh, huyện Hàm Tân phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Lễ khỏi công khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Với dấu mốc quan trọng nêu trên, Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ đã chính thức bước sang một giai đoạn mới, đánh dấu một bước tiến mới trong lộ trình triển khai và đưa vào hoạt động một Dự án trọng điểm về dầu khí nói chung và nỗ lực của Tổng Công ty Khí Việt Nam nói riêng trong việc đầu tư hạ tầng năng lượng LNG nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Mặt bằng bố trí Kho cảng LNG Sơn Mỹ

N.Lan

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video