Bị phong toả tài khoản, HAGL nói gì?

HAG bị cưỡng chế hơn 55 tỷ đồng do Công ty nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định. Đến ngày 30/11/2018, Công ty đã nộp đầy đủ khoản tiền trên vào Ngân sách Nhà nước.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố thông tin về việc bị phong tỏa tài khoản. Cụ thể, cuối tháng 9/2017, HAG cho biết đã nhận được quyết định của Cục Thuế tỉnh Gia Lai về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế bằng biện pháp trích tiền gửi tại các ngân hàng để nộp vào ngân sách nhà nước.

Trong đó, HAG bị cưỡng chế hơn 55 tỷ đồng do Công ty nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định. Đến ngày 30/11/2018, Công ty đã nộp đầy đủ khoản tiền trên vào Ngân sách Nhà nước và đã nhận được quyết định của Cục thuế Tỉnh Gia Lai về việc ngừng phong tỏa tài khoản của Công ty.

Tuy nhiên, trong cả hai lần này, Công ty đều không công bố thông tin trên website và gửi văn bản đến HoSE theo quy định. Thông tin này cũng không được phía kiểm toán lưu ý và thể hiện trên báo cáo tài chính.

Giải trình điều này, HAG cho biết do sơ suất nên Công ty đã bỏ sót, không công bố thông tin đúng thời hạn quy định.

Song song với đó, HAGL Agrico (HNG) cũng vừa công bố thông tin bị phạt thuế hơn 2,1 triệu đồng theo quyết định của Cục thuế tỉnh Gia Lai trong 2 năm 2017-2018. Hiện, Công ty cho biết đã hoàn thành nộp tổng số tiền trên. Nguyên nhân chậm công bố theo HNG cũng do sơ suất nên Công ty đã bỏ sót, không công bố thông tin đúng thời hạn quy định.

Cùng với HNG, hàng loạt doanh nghiệp những ngày gần đây công bố thông tin bị phạt tiền thuế trên HoSE theo yêu cầu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video