Bất động sản quý IV/2022 quá khó, PDR lỗ ròng 267 tỷ đồng

Song song với việc tái cấu trúc tài chính thông qua việc giảm nợ vay trái phiếu, PDR cũng thay đổi danh mục sản phẩm, tập trung nhiều hơn cho các dự án bất động sản dân dụng.

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) cho thấy, doanh thu thuần chỉ đạt gần 15 tỷ đồng, giảm đến 99% so với con số 1.229 tỷ đồng cùng kỳ, chủ yếu đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ.

Trong khi đó, hoạt động chuyển nhượng đất và hàng hoá bất động sản không tạo ra doanh thu trong kỳ. 

Các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp không có sự thay đổi đáng kể, nhưng chi phí tài chính có sự tăng vọt, gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 221 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay 140 tỷ đồng và PDR còn ghi nhận thêm khoản lỗ chuyển nhượng cổ phần công ty con hơn 70 tỷ đồng. Doanh thu tài chính không đáng kể, 16 tỷ đồng. 

Kết quả, PDR ghi nhận lỗ ròng 267 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 754 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Phát Đạt báo lỗ kể từ năm 2011.

Quý IV/2022 là giai đoạn khó khăn đối với ngành bất động sản khi phải đối diện với lãi suất tăng, áp lực thanh toán trái phiếu và nhu cầu thị trường sụt giảm. Diễn biến này tác động tới hầu hết các doanh nghiệp trong ngành, bức tranh lợi nhuận kém khả quan là điều dự đoán trước. 

Với kết quả trên, theo giải trình của PDR, tình hình khó khăn chung của toàn thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản đã khiến việc đầu tư kinh doanh của công ty vào các dự án bất động sản không được thuận lợi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thực hiện chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Tính cả năm 2022, PDR ghi nhận doanh tài chính tăng đột biến lên 1267 tỷ đồng, nhờ công ty đã ghi nhận gần 1.249 tỷ đồng lãi chuyển nhượng hơn 72% cổ phần tại CTCP Địa ốc Sài Gòn KL. 

Luỹ kế cả năm, PDR đạt 1.505 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 1.146 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.646 tỷ đồng. Với kết quả này, PDR hoàn thành 14% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận. 

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản ghi nhận hơn 22.845 tỷ đồng, tăng 2.293 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn 5.650 tỷ đồng, tăng 123%. Hàng tồn kho 12.131 tỷ đồng, tương đương đầu năm. 

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu ở mức 9.270 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả 13.576 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. 

Nguồn dữ liệu: Wichart.vn

Trong đó, nợ vay tài chính ngắn và dài hạn gần 4.440 tỷ đồng, với hơn 50% là nợ trái phiếu 2.510 tỷ đồng (trái phiếu sắp đến hạn là 2.214 tỷ đồng). Con số tổng nợ vay này giảm khá mạnh so với thời điểm cuối quý 3/2022, ghi nhận ở mức khoảng 5.200 tỷ đồng, chủ yếu nhờ PDR đã tích cực tất toán trái phiếu đến hạn trong quý 4. 

Trung tuần tháng 1/2023, PDR đã tiếp tục tất toán 893 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, ngoài việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với các nhà đầu tư trái phiếu còn là động thái để chủ đầu tư tiếp tục phát triển dự án Chung cư 239 CMT8. Đây là dự án sở hữu vị trí đắc địa, hiếm hoi ngay mặt tiền đường CMT8, trung tâm quận 3, TP.HCM với tiềm năng khai thác và phát triển rất lớn.

Trước đó trong quý IV/2022, Phát Đạt đã chi hơn 1.300 tỷ đồng tất toán nghĩa vụ trái phiếu và các khoản vay ngân hàng. 

Nguồn dữ liệu: Wichart.vn

Theo kế hoạch của PDR, song song với việc tái cấu trúc tài chính thông qua việc giảm nợ vay trái phiếu, công ty cũng thay đổi danh mục sản phẩm, tập trung nhiều hơn cho các dự án bất động sản dân dụng. 

PDR dự kiến đưa ra thị trường các dự án ở Bình Định, dự án Bình Dương quy mô khoảng 5.000 căn hộ, dự án Phước Hải – Vũng Tàu; và dự kiến cuối năm nay - quý I/2023 sẽ hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng dự án hơn 43 ha ở Bình Định, là có thể xây dựng hạ tầng và triển khai kinh doanh.

Các dự án này đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra dòng tiền cho PDR, và với PDR, một khi đã đưa dự án bán hàng tức là đã đủ điều kiện pháp lý, lãnh đạo PDR cho biết. 

Theo Hằng Phan (Báo Đầu tư)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video