Bất đồng không thể hòa giải với Công ty Ngọc Giàu, Cao su Đồng Phú quyết định giải thể công ty chế biến gỗ

HĐQT CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) vừa ký quyết định giải thể CTCP Gỗ Đồng Phú và lập công ty chế biến gỗ mới.

Nguyên nhân được đưa ra là do mâu thuẫn trong việc tổ chức, điều hành sản xuất giữa Cao su Đồng Phú và cổ đông lớn là Công ty TNHH Ngọc Giàu. Theo HĐQT Cao su Đồng Phú thì những bất đồng giữa 2 bên là không thể hòa giải để tiếp tục hợp tác. Theo đó, trên cơ sở đề nghị của cổ đông Công ty TNHH Ngọc Giàu, HĐQT DPR đã chấp thuận chủ trương giải thể Công ty Gỗ Đồng Phú.

Được biết, DPR góp vốn thành CTCP Gỗ Đồng Phú được DPR từ năm 2011 với quy mô vốn điều lệ 52 tỷ đồng. DPR nắm 52% vốn điều lệ. Hoạt động của Gỗ Đồng Phú chủ yếu nhằm khai thác nguồn nguyên liệu gỗ cao su – vốn là một trong những nguồn thu lớn của DPR trong những năm gần đây bên cạnh khai thác và chế biến mũ cao su.

HĐQT DPR cho biết, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ cao su và giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 200 lao động của Gỗ Đồng Phú, HĐQT Công ty đã chấp thuận chủ trương thành lập Công ty chế biến gỗ mới với tổng vốn đầu tư dự kiến 60 tỷ đồng. Nhà máy có này có công suất sản xuất phôi cao su 18.000 m3/năm, ván ghép 9.000 m3/năm, viên gỗ nén 10.000 tấn/năm.

Hoạt động kinh doanh của DPR tiếp tục cải thiện trong 2 năm qua nhờ vào sự phục hồi của giá cao su thế giới. Đến hết tháng 7/2017, DPR cho biết với mức giá bán bình quân 44,9 triệu/tấn, PDR ước đạt 169 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành đến 88% kế hoạch cả năm.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video