Bắt cấp trên của ông Lê Tấn Hùng liên quan vụ án tại Sagri

Cấp trên của ông Lê Tấn Hùng bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (Sagri).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc với ông Vân Trọng Dũng (52 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Sagri) và bà Nguyễn Thị Thúy (53 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Sagri).

Bat cap tren cua ong Le Tan Hung lien quan vu an tai Sagri hinh anh 1
Ông Dũng và bà Thúy bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: Bộ Công an.

Cả hai bị can bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó một ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét đối chỗ ở với ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc Sagri) và ông Nguyễn Thành Mỹ (nguyên Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư) về tội danh tương tự.

Theo kết luận thanh tra, Sagri có dấu hiệu cấu kết với công ty du lịch lập khống hồ sơ chứng từ nhằm hợp thức hóa vụ việc để hạch toán và quyết toán. Cơ quan thanh tra xác định trách nhiệm này thuộc về tổng giám đốc và kế toán trưởng.

Với những sai phạm trên, hồi tháng 1, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã kỷ luật ông Lê Tấn Hùng và cán bộ cấp dưới bằng hình thức cảnh cáo.

Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cũng chỉ ra hàng loạt thiếu sót của Sagri trong việc cho thuê đất, hợp tác đầu tư khi chưa có ý kiến của cơ quan thẩm quyền, đầu tư kinh doanh trên đất ngoài ngành.

Theo Lê Trai (Zing)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video