Bao giờ Vietnam Airlines hưởng "trái ngọt" Jetstar Pacifics?

Nhận thêm 30% vốn cổ phần Jetstar Pacifics từ Tập đoàn Qantas trong bối cảnh kinh doanh khó khăn vì Covid 19, Vietnam Airlines sẽ làm gì với hàng không giá rẻ này? Liệu có được hưởng trái ngọt hay càng làm tình hình kinh doanh thêm bết bát?...

Diện mạo mới của Pacifics Airlines khi về chung một nhà với Vietnam Airlines.

 

Chia sẻ với báo giới gần đây, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, trong bối cảnh bản thân khó khăn, Tập đoàn Hàng không quốc gia Úc - Qantas Group dự tính "tặng" Vietnam Airlines 30% cổ phần của hãng hàng không giá rẻ Jestar Pacifics trong tháng 10/2020.

Việc đàm phán giữa hai bên đã hoàn tất và đang báo cáo với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về vấn đề này bởi tặng lại 0 đồng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ.

TÍNH SAO VỚI KHOẢN LỖ TỪ JETSTAR PACIFICS MÀ QANTAS ĐỂ LẠI?

Thông tin Vietnam Airlines sẽ nhận lại 30% vốn cổ phần, nâng tổng sở hữu tại Jetstar Pacifics lên 98% không còn là mới, từ giữa tháng 6 năm nay, hãng hàng không quốc gia cho biết đã thống nhất với Qantas, đồng thời đổi tên hãng thành Pacific Airlines. Tuy nhiên, chuyện thua lỗ tại Jetstar Pacifics đặt ra vấn đề về trách nhiệm của Qantas với khoản lỗ này đến đâu khi hoàn tất chuyển giao 30% vốn cho Vietnam Airlines? 

Sau nhiều năm thua lỗ triền miên, năm 2018, Jetstar Pacific đã báo lãi 34,3 tỷ đồng; năm 2019, theo số liệu kinh doanh 9 tháng đã được công bố, hãng này tiếp tục ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 205 tỷ đồng. Dù vậy, số lỗ luỹ kế khoảng 4.000 tỷ đồng. 

Đến 8 tháng đầu năm 2020, do đại dịch Covid 19 hoành hành, sản lượng Jetstar Pacifcs giảm 64% và tiếp tục lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, mức lỗ luỹ kế Jetstar Pacifics có thể đã lên đến 5.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của Jetstar Pacifics hiện tại là 3.522 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines góp 2.424,9 tỷ đồng tương ứng với 68,86% cổ phần, Qantas Asia Investment Company góp 1.056,6 tỷ đồng tương ứng với 30% cổ phần, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn góp 40 tỷ đồng tương ứng với 1,14 cổ phần và ông Lương Hoài Nam góp 0,4939 tỷ đồng.

Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines cho biết, trong quá trình đàm phán hai bên sẽ thoả thuận theo hướng Qantas sẽ tặng lại cho Vietnam Airlines các khoản giá trị đầu tư, giá trị thương hiệu, những khoản này sẽ bù trừ vào phần lỗ mà Qantas phải gánh tại Jetstar Pacifics. Sau khi bù trừ giá trị bằng 0, đảm bảo Vietnam Airlines không phải gánh thêm bất cứ khoản nào. 

Điều này có thể hiểu rằng: Qantas đầu tư hơn 1.000 tỷ vào Jetstar Pacifícs, về nguyên tắc, khi Vietnam Airlines muốn mua lại 30% cổ phần này sẽ phải bỏ ra một số tiền tương ứng trả cho Qantas.

Jetstar Pacifics hiện có đội tàu bay 18 chiếc A320, khai thác 33 đường bay trong nước và quốc tế.

BAO GIỜ VIETNAM AIRLINES HƯỞNG TRÁI NGỌT?

Jetstar Pacifics được kỳ vọng sẽ là một con bài tốt để Vietnam Airlines gia tăng cạnh tranh trên thị trường hàng không, tăng lợi nhuận cho mạng lưới của hãng hàng không quốc gia. 

Giai đoạn 2009 - 2019, hàng không giá rẻ chiếm khoảng 30 - 40% tổng thị trường hàng không quốc tế, trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ còn cao hơn lên đến hơn 50%. 

Tuy nhiên, Jetstar Pacifics sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi đối thủ hàng không giá rẻ VietJet Air, Bamboo Airway đã khá nặng ký. Trong khi đó, tái cơ cấu vào thời điểm thị trường hàng không chưa thể phục hồi ngay vì lao dốc sau đại dịch. Chính lãnh đạo Vietnam Airlines cũng phải thừa nhận lượng khách tăng nhưng doanh thu giảm một nửa, dự kiến đến hết năm nay sẽ lỗ khoảng 1.600 tỷ đồng.

Về phương án tái cấu trúc, đại diện Vietnam Airlines cho biết, sau khi hoàn tất nhận chuyển nhượng, Vietnam Airlines sẽ để Jetstar Pacifics sử dụng chung toàn bộ hệ thống bán vé, hệ thống kỹ thuật, dịch vụ mặt đất, nguồn lực… Sắp tới, hai bên sẽ ký hợp tác gắn kết toàn diện, Vietnam Airlines sẽ phân phối đường bay phân khúc nào phù hợp sẽ để cho Jetstar Pacifics khai thác để đảm bảo tối đa hiệu quả kinh doanh….

Báo cáo của Vietnam Airlines cho biết, tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng (bằng 41,7% so với cùng kỳ 2019), dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng (bằng 70,8% lỗ kế hoạch năm 2020), trong đó, mức lỗ của công ty mẹ là hơn 8.700 tỷ đồng.

Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỷ đồng. Vay ngắn hạn của VNA tăng lên 5.242 tỷ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2020, Vietnam Airlines sẽ lỗ 13.000 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh khó khăn, trong lúc Vietnam Airlines còn phải cầu cứu Chính phủ hỗ trợ vay 12.000 tỷ đồng vốn ưu đãi nhưng chưa có kết quả, việc tái cơ cấu Jetstar Pacifics giai đoạn này có giúp Vietnam Airlines được hưởng trái ngọt không hay lại khiến tình hình kinh doanh thêm khó khăn hơn, là vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hoạt động đi lại bằng đường không sẽ hồi phục chậm hơn dự kiến và đến năm 2024 mới có thể hồi phục trở lại mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi chưa có vaccin nào chính thức được lưu hành trên thế giới, hôm qua, Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu cần phải lên kịch bản xấu nhất ứng phó với Covid 19 khi mùa Đông Xuân năm nay sắp đến.

Theo VnEconomy

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video