Bán bánh tráng, mì trứng… thu gần 80 tỷ mỗi tháng

Safoco ghi nhận đà tăng trưởng 5 năm liên tiếp về doanh thu và lợi nhuận nhờ bán các sản phẩm chế biến từ bột như bánh tráng, mì trứng...

Báo cáo tài chính năm 2017 vừa được Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Safoco (mã CK: SAF) – doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các dòng sản phẩm từ bột như bánh tráng, mì trứng, bún xào... công bố cho thấy đà tăng trưởng liên tiếp về doanh thu và lợi nhuận được kéo dài sang năm thứ 5.

Doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 6% và 10% so với năm trước, tương ứng gần 934 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng, hoạt động kinh doanh chính mang về cho công ty gần 80 tỷ đồng.

[caption id="attachment_84107" align="aligncenter" width="500"] Bình quân mỗi ngày Safoco thu khoảng 78 tỷ đồng từ bán mì trứng, bánh tráng, bún xào...[/caption]

Theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, doanh thu được cải thiện không ngừng trong vài năm gần đây phần lớn nhờ chiến lược đưa hàng về vùng sâu vùng xa, đặc biệt là ở thị trường miền Bắc để gia tăng sản lượng và mở rộng thị phần. Công ty cũng đồng thời tận dụng triệt để 1.600 điểm phân phối là các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích để quảng bá sản phẩm. Một số sản phẩm còn được đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Séc…

Tổng tài sản của công ty tính đến cuối năm xấp xỉ 166 tỷ đồng, chênh lệch không nhiều so với thời điểm đầu năm do hơn 70% lợi nhuận năm trước (khoảng 21 tỷ đồng) được dùng để chia cổ tức bằng tiền. Sau khi trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng và tham gia hoạt động xã hội thì lợi nhuận chưa phân phối còn lại chưa đến 500 triệu đồng. Dù vậy, tình hình tài chính của công ty vẫn tương đối lành mạnh khi vốn chủ sở hữu chiếm đến 70% tổng nguồn vốn.

Năm nay, Safoco dự kiến phát triển thêm một số dòng sản phẩm mới và tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài để tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới, qua đó nâng sản lượng tiêu thụ lên trên 13.500 tấn. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng tăng lên mức 950 tỷ đồng và 42 tỷ đồng.

Theo Phương Đông Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video