Bamboo Airways lại biến động thượng tầng: Nắm giữ hơn 1 tỷ cổ phiếu, doanh nhân kín tiếng giữ chức Chủ tịch HĐQT thay vị "tân chủ tịch" người Nhật

HĐQT Bamboo Airways đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của 4 thành viên HĐQT, bao gồm Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways - ông Oshima Hideki, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT - ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch HĐQT – ông Doãn Hữu Đoàn, và Phó Chủ tịch HĐQT – ông Phan Đình Tuệ.

Ngày 8/7, HĐQT Công ty cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) chính thức thông qua các nội dung liên quan đến cơ cấu mới của ban lãnh đạo và điều hành.

Theo đó, HĐQT Bamboo Airways đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của 4 thành viên HĐQT, bao gồm Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways - ông Oshima Hideki, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT - ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch HĐQT – ông Doãn Hữu Đoàn, và Phó Chủ tịch HĐQT – ông Phan Đình Tuệ.

Tuy nhiên cùng lúc, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 thay thế các thành viên từ nhiệm.

Theo đó, ông Lê Thái Sâm sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT.

Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Trọng kiêm đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Bamboo Airways thay thế ông Nguyễn Minh Hải đã từ nhiệm trước đó.

Bamboo Airways cũng cho biết, Tân Chủ tịch Bamboo Airways - ông Lê Thái Sâm hiện sở hữu số cổ phần tương đương trên 50% vốn điều lệ của Hãng. 

Trước đó, sau khi Bamboo Airways thực hiện hoán đổi 7.720 tỷ đồng nợ bằng việc phát hành 772 triệu cổ phần cho ông Lê Thái Sâm và nâng vốn điều lệ lên 26.220 tỷ đồng, ông này đã nắm hơn 1 tỷ cổ phần tương đương 38%.

Bamboo Airways lại biến động thượng tầng: Nắm giữ hơn 1 tỷ cổ phiếu, doanh nhân kín tiếng giữ chức Chủ tịch HĐQT thay vị "tân chủ tịch" người Nhật - Ảnh 1.

Nếu FLC hoàn tất chuyển nhượng cổ phần Bamboo Airways cho ông Sâm như công bố, ông này sẽ cầm hơn 1,4 tỷ cổ phần và nâng tỷ lệ sở hữu ở Bamboo Airways lên mức 53,6%. Như vậy, với thông báo chính thức của công ty, có thể hiểu FLC đã hoàn tất việc chuyển nhượng nói trên.

HĐQT vừa "thay mới" cũng mới được bầu tại ĐHCĐ thường niên ngày 21/6 vừa qua. Tại đại hội này, 7 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023 - 2028, bao gồm ông Nguyễn Ngọc Trọng, ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên, ông Lê Thái Sâm , ông Trần Hoà Bình, ông Hideki Oshima , ông Phan Đình Tuệ, bổ sung và thay thế cho các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã từ nhiệm trước đó.

Như vậy, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Phan Đình Tuệ rời HĐQT của Bamboo Airways.

Mới cách đây vài hôm, trên truyền thông, vị Chủ tịch HĐQT người Nhât mới được bầu, ông Oshima Hideki cho biết, sau khi lắng nghe khát khao hồi phục và hướng tới thành công mạnh mẽ của Bamboo Airways, ông đã bị thuyết phục và ngay lập tức nhận lời mời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại Hãng. Ông Oshima Hideki đã chứng kiến quá trình vượt qua khó khăn của nhiều hãng hàng không quốc tế lớn, trong đó có Japan Airlines.

Khi đó, vị Tân chủ tịch - nay là Cựu chủ tịch đã cho biết, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của hãng là kinh doanh có lãi. Hiện nay, hệ số tải của Bamboo Airways đang ở mức hơn 80%. Với việc nghiên cứu kỹ giá vé của đối thủ cạnh tranh và đặc tính của từng đường bay, hãng hoàn toàn có thể quản lý tỉ suất lợi nhuận một cách chi tiết và tiến tới mục tiêu kinh doanh có lãi nhanh nhất có thể.

Theo Lan Hạ (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video