Ba tổng xây lắp thuộc Bộ Xây dựng và Công thương cùng lỗ trên 300 tỷ năm 2018, lỗ lũy kế cả nghìn tỷ

Bên cạnh Tổng Xây lắp Dầu khí vốn rất "nổi tiếng" về mức lỗ lớn trong nhiều năm thì còn 2 cái tên khác cũng có mức lỗ lớn không kém là Tổng Công ty Sông Hồng và Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp.
Ba tổng xây lắp thuộc Bộ Xây dựng và Công thương cùng lỗ trên 300 tỷ năm 2018, lỗ lũy kế cả nghìn tỷ


Ba tổng công ty lớn trong ngành xây lắp gồm Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng (SHG) thuộc Bộ Xây dựng cùng Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon - VVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - mã CK: PVX) liên quan Bộ Công thương vừa công báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán với kết quả kinh doanh khá tương đồng: Cùng lỗ trên 300 tỷ đồng, qua đó góp mặt vào Top10 những doanh nghiệp lỗ lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Đây đều là những doanh nghiệp có "truyền thống" lỗ từ nhiều năm nay và hiện lỗ lũy kế đã lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Ba tổng xây lắp thuộc Bộ Xây dựng và Công thương cùng lỗ trên 300 tỷ năm 2018, lỗ lũy kế cả nghìn tỷ - Ảnh 1.

Tổng Xây lắp Dầu khí - một công ty con của Tập đoàn Dầu khí - lỗ sau thuế 414 tỷ đồng, trong đó phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ là 261 tỷ đồng - tăng lỗ thêm khoảng 100 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán.

Tổng lỗ lũy kế của Xây lắp Dầu khí đến cuối năm 2018 đã lên đến gần 3.700 tỷ đồng, xấp xỉ bằng vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty Sông Hồng lỗ hơn 380 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ 55 tỷ đồng của năm 2017 do chi phí tài chính lớn cũng như khoản dự phòng bất thường gần 300 tỷ đồng ghi nhận vào chi phí quản lý.

Mức lỗ đột biến này đã nâng lỗ lũy kế của Tổng Sông Hồng lên gần 900 tỷ đồng. Do vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 270 tỷ đồng nên hiện vốn chủ sở hữu của công ty đã âm gần 600 tỷ.

Đơn vị kiểm toán là Công ty CPA Việt Nam đã nêu ra một loạt ý kiến ngoại trừ và lưu ý quan trọng liên quan đến tình hình hoạt động của công ty.

Trái ngược với Tổng Sông Hồng và Xây lắp Dầu khí gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh chính thì hoạt động kinh doanh chính của Vinaincon vẫn có hiệu quả với lợi nhuận gần 43 tỷ đồng trong năm 2018.

Tuy nhiên, nhiều năm nay công ty phải "cõng" khoản lỗ lên đến vài trăm tỷ mỗi năm của công ty con Xi măng Quang Sơn. Năm 2018, Xi măng Quang Sơn lỗ 361 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận hợp nhất của Vinaincon âm hơn 300 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2018, Vinaincon có lỗ lũy kế hơn 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 400 tỷ.

Ba tổng xây lắp thuộc Bộ Xây dựng và Công thương cùng lỗ trên 300 tỷ năm 2018, lỗ lũy kế cả nghìn tỷ - Ảnh 2.

Một tên tuổi khác trong ngành xây dựng là Tổng Công ty Licogi sau khi lỗ gần 500 tỷ đồng trong 2 năm 2016-2017 đã có lãi trở lại 47 tỷ đồng trong năm 2018. Cuối năm 2018, phần vốn nhà nước tại Licogi đã được bàn giao từ Bộ Xây dựng sang SCIC.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video