Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu lượng cổ phiếu VietJet tương đương 950 triệu USD

Trước khi thực hiện chào bán, CEO của Vietjet Air đang trực tiếp nắm giữ 24,92% vốn của hãng hàng không này. Tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp của bà Thảo tại Vietjet Air lên tới 83,25%.

Theo kế hoạch được công bố mới đây, CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air) sẽ chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân với số lượng chào bán 3,5 triệu cổ phiếu. Thời gian để nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua cổ phiếu và đặt cọc từ 19-28/12/2016 và chốt sổ cổ đông niêm yết vào tháng 1/2017. Ngày giao dịch đầu tiên của Vietjet Air trên HoSE dự kiến rơi vào tuần cuối của tháng 2/2017.

Vietjet Air trước khi chào bán chỉ có 56 cổ đông, trong đó có 9 cổ đông tổ chức. Từ số vốn điều lệ 800 tỷ đồng, thông qua các hình thức chia thưởng cổ phiếu và chi trả cổ tức lấy từ nguồn vốn tự có, vốn điều lệ của Vietjet Air đạt 3.000 tỷ đồng sau 5 lần tăng vốn trong hai năm 2015 và 2016.

[caption id="attachment_45168" align="aligncenter" width="461"]Vốn điều lệ của Vietjet Air đã tăng 3,75 lần sau hai năm Vốn điều lệ của Vietjet Air đã tăng 3,75 lần sau hai năm[/caption]

Trừ đợt tăng vốn thêm 71,5 triệu cổ phiếu phát hành cho CBCNV, Vietjet Air đều tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu hoặc chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

[caption id="attachment_45169" align="aligncenter" width="578"]Những lần tăng vốn của Vietjet Air từ năm 2015 – Nguồn: Bản cáo bạch Vietjet Air Những lần tăng vốn của Vietjet Air từ năm 2015 – Nguồn: Bản cáo bạch Vietjet Air[/caption]

Trong cả hai lần chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ lần lượt là 45% và 25%, các cổ đông đều sử dụng lượng cổ tức bằng tiền được chi trả để mua cổ phiếu phát hành thêm, tăng vốn điều lệ. Trong năm 2015, cổ tức mà Vietjet Air chi trả đạt 81,25% (bao gồm 45% bằng tiền và 25% bằng cổ phiếu, tính tương ứng ra giá trị cổ phiếu thì cổ tức là 81,25%) . Tỷ lệ cổ tức năm 2016 tiếp tục được giữ ở mức cao, lên tới 101,96% (bao gồm tiền và cổ phiếu). Trong quý đầu năm 2017, Vietjet Air dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 20%. Quyền nhận cổ tức dự kiến được Vietjet Air chốt sau ngày niêm yết cổ phiếu.

Cùng với việc tích lũy vốn, tổng tài sản của hãng hàng không này tính đến cuối quý II/2016 đã tăng lên 16.541 tỷ đồng.

Vietjet Air lên sàn cũng đồng nghĩa với việc khối tài sản lớn của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người được Bloomberg kỳ vọng sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam sắp được niêm yết và định giá bởi thị trường.

Theo mức giá chào bán 86.500 đồng/cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân đã được VCSC, đại diện đơn vị tư vấn đợt IPO, công bố thì định giá Vietjet Air ở mức 25.950 tỷ đồng, tương đương 1,14 tỷ đô theo tỷ giá USD hiện tại (22.700 đồng/USD).

Tính đến thời điểm trước khi chào bán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng Giám đốc và đồng thời là cổ đông cá nhân lớn nhất sở hữu 24,92% vốn điều lệ của Vietjet Air.

Cùng với đó, Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Dịch vụ Hải Dương, một công ty do bà Thảo nắm giữ quyền chi phối cũng đang sở hữu 18,03% vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Một số tổ chức khác liên quan đến bà Thảo cũng đang sở hữu cổ phần của Vietjet Air. Tổng cộng, số cổ phần do bà Thảo nắm giữ hoặc gián tiếp sở hữu lên tới 249,75 triệu cổ phiếu, tương đương 83,25% vốn. Với mức giá chào bán trên, bà chủ lớn của Vietjet Air ước tính đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp khối tài sản trị giá xấp xỉ 952 triệu USD.

[caption id="attachment_45170" align="aligncenter" width="670"]Lượng cổ phiếu Vietjet Air do bà Thảo nắm giữ trực tiếp và gián tiếp được định giá 950 triệu USD Lượng cổ phiếu Vietjet Air do bà Thảo nắm giữ trực tiếp và gián tiếp được định giá 950 triệu USD[/caption]

Cổ đông hiện hữu của Vietjet Air trong đó có bà Thảo có kế hoạch bán tối đa 6 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Dự kiến, tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp của vị CEO này sẽ giảm xuống 71,25%. Giá trị khối tài sản tính theo mức giá chào bán trên sẽ tương đương 814 triệu USD.

[caption id="attachment_45171" align="aligncenter" width="686"]Tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp của bà Nguyễn Thị Phương Thảo dự kiến giảm còn 71,25% - Nguồn: Bản cáo bạch Vietjet Air Tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp của bà Nguyễn Thị Phương Thảo dự kiến giảm còn 71,25% - Nguồn: Bản cáo bạch Vietjet Air[/caption]

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tiến sỹ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcơva, Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động Trường Kinh tế Quốc dân Matcơva, Ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Liên Bang Nga.

Khởi nghiệp từ việc bán máy fax và nhựa cao su, vị nữ doanh nhân này hiện đã và đang đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air. Đồng thời, bà còn đang tham gia quản trị nhiều công ty lớn khác tại Việt Nam và nước ngoài như cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd., (Liên bang Nga), …

Theo Lan Anh - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video