Áp thuế chống bán phá giá vật liệu hàn nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia

Bộ Công thương cho biết, một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc chính thức bị áp thuế chống bán phá giá từ 11,43% đến 36,56%.

mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với 3 nước nói trên từ 11,43% đến 36,56%.

Mức thuế chống bán phá giá chính thức từ 11,43% đến 36,56%, kéo dài 5 năm

Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Vương quốc Thái Lan và Trung Quốc.

Cụ thể, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức bao gồm que hàn inox 308 có bọc thuốc được phân loại theo mã HS 8311.10.90, 8311.30.99, 8311.90.00 và dây hàn thép đặc không lõi thuốc được phân loại theo các mã HS 7217.10.10, 7217.30.19, 7217.90.10, 7229.20.00, 7229.90.20, 7229.90.99, 8311.10.10, 8311.10.90, 8311.10.90, 8311.30.91, 8311.30.99, 8311.90.00.

Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 5 năm kể từ ngày quyết định chính thức có hiệu lực (ngày 20/8/2022). Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với 3 nước nói trên từ 11,43% đến 36,56%.

Bộ Công thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 3 năm 2021 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 5 năm 2020.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ đã thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định  chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới.

Bộ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng sử dụng hàng hoá bị điều tra.

Kết quả điều tra cuối cùng cho thấy, trong thời kỳ điều tra, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và lượng sản xuất của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Hiện nay, công suất của ngành sản xuất trong nước đối với sản phẩm que hàn inox và dây hàn lần lượt là 6.000 tấn và 66.000 tấn, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước.

Bên cạnh đó, ngành vật liệu hàn là ngành công nghiệp hỗ trợ đang được khuyến khích và ưu tiên phát triển theo Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung - cầu, giá cả… để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.

Theo Thế Hải (Báo Đầu tư)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video