Áp lực bủa vây Boeing

Sức ép đang gia tăng lên hãng Boeing sau khi các nghị sĩ Mỹ hôm 20-3 gọi các lãnh đạo công ty này để điều trần về 2 vụ tai nạn của máy bay Boeing 737 Max 8 khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng.

Phiên điều trần do tiểu ban về hàng không và vũ trụ của Ủy ban Thương mại Thượng viện tiến hành nhưng chưa rõ thời điểm diễn ra. Đây sẽ là lần đầu tiên một ủy ban quốc hội Mỹ chất vấn các giám đốc điều hành Boeing về 2 tai nạn nói trên, lần lượt xảy ra vào ngày 29-10-2018 và 10-3-2019.

Trước mắt, tiểu ban nói trên sẽ chất vấn giới chức Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trong ngày 27-3, nhiều khả năng xoay quanh lý do FAA đồng ý cấp chứng nhận an toàn bay cho dòng Boeing 737 Max hồi tháng 3-2017 nhưng lại không yêu cầu huấn luyện bổ sung.

Vụ tai nạn của hãng Ethiopian Airlines hôm 10-3 qua đã làm rúng động ngành hàng không toàn cầu và phủ bóng đen lên dòng Boeing 737 Max, bởi nó có nhiều điểm tương đồng với vụ tai nạn của hãng Lion Air (Indonesia) xảy ra cách đó vài tháng. Các nhà điều tra khẳng định phần mềm chống chết máy tự động mới có tên là "Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển" (MCAS) - cùng với việc phi công không được huấn luyện kỹ càng về phần mềm này - rất có thể là nguyên nhân gây tai nạn.

Áp lực bủa vây Boeing - Ảnh 1.

Máy bay của hãng United Airlines, trong đó có một chiếc Boeing 737 Max 9, đậu tại sân bay George Bush ở TP Houston - Mỹ, hôm 18-3. Ảnh: REUTERS 

Trong khi đó, vào ngày 20-3, Boeing bị người thân của một nạn nhân trong vụ rơi máy bay của hãng Lion Air kiện lên tòa án liên bang ở TP Chicago, bang Illinois - Mỹ, với cáo buộc hành động tắc trách gây chết người. Trong đơn kiện, bên nguyên đề cập đến vụ tai nạn của hãng Ethiopian Airlines để củng cố cáo buộc của mình.

Cùng ngày, đài CNN tiết lộ Văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ở TP Seattle, bang Washington và bộ phận hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ ở Washington đang dẫn đầu cuộc điều tra về việc FAA cấp chứng nhận đạt chuẩn bay cho 737 Max và hoạt động tiếp thị dòng máy bay mới này của Boeing. Cuộc điều tra bắt đầu sau vụ tai nạn hồi cuối tháng 10-2018 của hãng Lion Air.

Chưa hết, theo AP, Tổng Thanh tra Lầu Năm Góc còn mở cuộc điều tra chính thức nhằm vào quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan với cáo buộc vi phạm quy tắc đạo đức vì thiên vị Boeing. Trước đó, Tổ chức Công dân vì trách nhiệm và đạo đức (Mỹ) đã nộp đơn khiếu nại ông Shanahan - một cựu giám đốc điều hành của Boeing - sử dụng cương vị mới để quảng bá cho công ty cũ và hạ uy tín các đối thủ cạnh tranh của hãng, như Lockheed Martin.

Trong một động thái gia tăng sức ép lên Boeing, châu Âu và Canada tuyên bố sẽ tự đánh giá tính an toàn của phần mềm chống chết máy tự động MCAS, thay vì chấp thuận đánh giá của FAA như thường làm. Hành động này nhiều khả năng khiến Boeing gặp khó trong nỗ lực sớm đưa 737 Max trở lại bầu trời.

Theo Cao Lực (Người Lao động)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video