Anh lớn hoá phẩm Việt về tay ông trùm ngành tóc Nhật

Trước viễn cảnh cạnh tranh khó lường, "anh lớn" hiếm hoi của ngành mỹ phẩm làm tóc Việt Nam chấp nhận sáp nhập vào một tập đoàn Nhật.

“Con đường kinh doanh tốt mà nguồn lực chúng tôi không có. Gọi vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản. Các nguồn vốn ưu đãi chúng tôi cũng không tiếp cận được mà dùng vốn tự có. Việt Nam vừa ký TPP mới rồi. Áp lực cạnh tranh cực lớn. Chúng tôi ý thức được mình không cạnh tranh nổi. Nếu giữ lại thì một ngày nào đó, chúng tôi sẽ mất trắng công ty”, ông Nguyễn Văn Ngữ - Nhà sáng lập Ngữ Á Châu khiến hội trường "lặng người" khi chia sẻ lý do bán công ty hơn chục năm tuổi, tại buổi công bố sáp nhập với Tập đoàn Takara Belmont (Nhật Bản).

Ngữ Á Châu là một cái tên tương đối xa lạ với đa số người tiêu dùng vì họ chỉ biết qua tên sản phẩm của công ty. Thành lập năm 2006, đến nay, đây là hãng mỹ phẩm làm tóc thuộc hàng đầu đàn và hiếm hoi của Việt Nam.

Các loại hóa chất uốn, nhuộm, dầu gội – hấp và wax tạo kiểu của hãng đang chiếm 10% thị phần tại Việt Nam với hơn 200 tổng đại lý và hiện diện ở 10.000 salon tóc. Đây cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP về sản xuất hóa mỹ phẩm làm tóc vào năm 2011. Do đó, sản phẩm công ty đủ điều kiện xuất khẩu.

[caption id="attachment_87102" align="aligncenter" width="500"] Nhà sáng lập Ngữ Á Châu cho biết chấp nhận sáp nhập với Takara Belmont và rời ghế CEO vì muốn nhìn thấy thương hiệu mình tồn tại lâu dài hơn, nhờ vốn mạnh từ phía Nhật. Ảnh: Viễn Thông[/caption]

Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất đã quá sức với nhà sáng lập và áp lực về viễn cảnh cạnh tranh, Ngữ Á Châu chấp nhận để Takara Belmont mua lại 97% cổ phần, tương đương với số tiền khoảng 900 triệu yên (tương đương 181,2 tỷ đồng).

Cùng với đó, ông Nguyễn Văn Ngữ rời ghế CEO và sẽ không đóng bất cứ vai trò gì sau sáp nhập, chỉ trừ việc cố vấn khi cần thiết.

“Trong quá trình đàm phán, phía Nhật đồng ý giữ tên công ty và thương hiệu sản phẩm. Chúng tôi có kiểm tra một thương vụ mà Takara Belmont mua một công ty tại Mỹ. Và đến nay, sau hơn 50 năm, họ vẫn giữ nguyên tên doanh nghiệp lẫn thương hiệu. Chỉ có sản phẩm là tốt hơn”, ông Ngữ chia sẻ lý do để mình gật đầu đồng ý.

Takara Belmont là một tập đoàn chuyên về hóa mỹ phẩm tóc chuyên dụng có tuổi đời gần 100 năm của Nhật Bản. Các lĩnh vực kinh doanh khác của tập đoàn bao gồm sản xuất thiết bị chuyên dụng cho phòng khám nha khoa, thiết kế và thi công nội thất cho các tiệm cắt tóc nam, salon uốn tóc nữ, thẩm mỹ viện chăm sóc da và móng. Năm 2013, tập đoàn đã khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị nha khoa tại Đồng Nai.

Ông Hidetaka Yoshikawa -  Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Takara Belmont gọi thương vụ sáp nhập là một “mối lương duyên rất tốt đẹp”. Với việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo mới cho Ngữ Á Châu, ông cho biết tập đoàn có kế hoạch áp dụng các công nghệ Nhật Bản để tăng cường chất lượng, đẩy mạnh thương hiệu sẵn có của công ty thành thương hiệu hóa chất số một về làm tóc không chỉ Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á.

Riêng với ông Nguyễn Văn Ngữ, ông cho biết có phần an tâm rằng thương hiệu do mình sinh ra sẽ có cơ hội tồn lại lâu dài hơn. Ông tuyên bố sẽ không mở hãng mỹ phẩm làm tóc nào nữa mà chuyên tâm vào công việc đào tạo nghề.

“Tôi là người rất đam mê với nghề làm tóc. Đích thân tôi xuất phát từ thợ làm tóc. Còn đam mê kinh doanh thì ai cũng có. Bản thân tôi cũng thế. Nhưng kinh doanh còn liên quan đến nguồn lực tài chính. Trong khi, nguồn lực tài chính là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam”, ông nói.

Theo Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video