An Gia (AGG): Lãi sau thuế 9 tháng đạt 199 tỷ, 88% tổng tài sản là tồn kho và khoản phải thu

Quý III, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) tăng 6 lần so với cùng kỳ đạt 84 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế không biến động nhiều so với cùng kỳ, đạt 3 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021. Theo đó, doanh thu thuần của AGG tăng mạnh 6 lần so với cùng kỳ lên 84 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là do doanh thu từ bán và cho thuê căn hộ tăng mạnh.

Lợi nhuận gộp cũng tăng đột biến 31 lần, đạt 43,5 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 10% lên 52%.

Doanh thu tài chính tăng 11%, ghi nhận 60,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng còn mạnh hơn, gấp 3 lần, đạt 76,5 tỷ đồng. Các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đồng loạt tăng, lần lượt tăng 119% và 32% lên 10,5 tỷ đồng và 26,4 tỷ đồng.

Kết quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý III của AGG chỉ còn 6,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế không biến động nhiều so với cùng kỳ, đạt 3 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của AGG tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ, đạt 678 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đi ngang, ghi nhận 199,5 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của AGG tăng 21% so với đầu năm, đạt 11.829 tỷ đồng, trong đó 88% là tài sản ngắn hạn (10.435 tỷ đồng). Trong cơ cấu tài sản của AGG, điều đáng chú ý là tiền và tương đương tiền quý này giảm 72% so với đầu năm, còn 144 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tiền gửi ngân hàng.

Hàng tồn kho tăng 30%, đạt 7.220 tỷ đồng, chiếm tới 61% tổng tài sản, chủ yếu là bất động sản dở dang (các dự án Westgate, The Standard, River Panorama 1, River Panorama 2, Sky 89, Signial).

Tổng giá trị các khoản phải thu tăng mạnh 47%, đạt 3.185 tỷ đồng, nguyên nhân là do các khoản thu dài hạn tăng đột biến từ 283 tỷ đồng lên 1.055 tỷ đồng (chủ yếu là do tăng phải thu về cho vay dài hạn, đầu năm không ghi nhận khoản này).

Như vậy có thể thấy, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tới 88% tổng tài sản, cho thấy chất lượng tài sản của AGG không tốt.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của AGG tăng 26% so với đầu năm, đạt 9.376 tỷ đồng, trong đó chiếm 56% là nợ ngắn hạn (5.277 tỷ đồng).

Trong cơ cấu nợ vay của AGG, đáng chú ý là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 31%, đạt 3.337 tỷ đồng, chiếm 28% tổng nguồn vốn, đều là tiền khách hàng mua căn hộ dự án.

Tổng giá trị nợ vay có giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận 2.348 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 3,8 lần, cho thấy AGG đang khá phụ thuộc vào vốn bên ngoài.

Điểm sáng của AGG là hoạt động kinh doanh trong 9 tháng tạo tiền tốt, dòng tiền kinh doanh dương 1.462 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 191 tỷ đồng. Nhờ hoạt động kinh doanh đem lại dòng tiền dương, AGG đã mạnh tay chi đầu tư (cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 1.963 tỷ đồng) và chi trả nợ gốc vay (1.031 tỷ đồng). Điều này đã khiến cho dòng tiền thuần 9 tháng âm, làm lượng tiền và đương tiền tại ngày kết thúc quý III/2021 giảm 72% so với đầu kỳ, còn 144 tỷ đồng. Tuy vậy, đây vẫn là một con số khá lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Theo VietnamFinance

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video