Agifish (AGF) bị đưa vào diện bị kiểm soát từ ngày 28/1

Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu AGF của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) vào diện bị kiểm soát từ ngày 28/1/2019.

Theo đó, từ ngày 28/1, cổ phiếu AGF chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Nguyên nhân do Thủy sản An Giang đã lỗ sau thuế và lỗ lũy kế trong 2 năm liên tiếp gồm năm tài chính 2016-2017 và năm tài chính 2017-2018.

Công ty đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm tài chính 2017-2018 với lợi nhuận sau thuế âm hơn 178 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lỗ hơn 187 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm tài chính 2017-2018, Thủy sản An Giang ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 270 tỷ đồng. Đồng thời, kiểm toán cũng nhấn mạnh về nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Trước đó, cổ phiếu AGF đã được đưa ra khỏi diện bị tạm ngừng giao dịch và vẫn thuộc diện kiểm soát đặc biệt theo quyết định ngày 19/11/2018 do công ty liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu AGF đang giảm sâu, về dưới mốc 4.x đồng/cổ phiếu. Sau 2 phiên giảm sàn ngày đầu tuần, cổ phiếu AGF tạm đứng giá tham chiếu 3.850 đồng/CP trong phiên sáng nay 23/1 khi chưa có cổ phiếu nào được khớp lệnh.

N.T
Tags:

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video