ACV thu 6,1 tỷ đồng lãi ngân hàng mỗi ngày

Tổng công tỷ Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố báo cáo kiểm toán 2020 với doanh thu giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành hàng không.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh, năm 2020, ACV ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 7.791 tỷ đồng, giảm 10.562 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương mức giảm 57,62%.

Doanh nghiệp vẫn ghi nhận doanh thu tài chính đạt 2.231 tỷ đồng, tăng 16%. Đây là khoản thu chủ yếu đến từ lãi gửi ngân hàng của ACV, phần còn lại đến từ cổ tức doanh nghiệp được hưởng. Điều này đồng nghĩa trong năm 2020, chưa cần sản xuất kinh doanh, trung bình mỗi ngày ACV hưởng tới 6,1 tỷ đồng tiền lãi vay, cổ tức.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong năm 2020 của doanh nghiệp ghi nhận ở mức 968 tỷ đồng, tăng 832% so với năm 2019 do có khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 842 tỷ.

Cả năm 2020, ACV ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt đạt 1.641 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với năm 2019, cho thấy ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh tới sản xuất kinh doanh của ông lớn điều hành sân bay.

Trong cơ cấu doanh thu của ACV, tổng doanh thu dịch vụ hàng không đạt gần 5.970 tỷ đồng, giảm 59,4% so với năm 2019, trong đó doanh thu phục vụ hành khách giảm 62%, doanh thu soi chiếu an ninh giảm 57,5%, doanh thu phục vụ mặt đất giảm 24%, doanh thu dịch vụ hàng không khác giảm 56,5%.

Với các dịch vụ phi hàng không, mức sụt giảm không quá mạnh, doanh thu cho thuê mặt bằng chỉ giảm 38%, đạt hơn 550 tỷ đồng, doanh thu sử dụng hạ tầng nội cảng, giảm 45%, ACV vẫn thu về 236 tỷ đồng tiền cho thuê quảng cáo tại các sân bay, con số này chỉ giảm 22% so với năm trước.

Dù sở hữu lượng tiền mặt lớn, góp phần mang về doanh thu tài chính đáng kể cho ACV, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong việc tích lũy để phục vụ các dự án lớn như "siêu sân bay" Long Thành do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tại dự án này, tổng thành phần mà ACV làm chủ đầu tư có giá trị đầu tư khoảng 109.111 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, kế hoạch đến 2025 ACV sẽ tích lũy hơn 36.000 tỷ đồng tiền mặt, cộng thêm vốn chủ sở hữu hơn 36.600 tỷ đồng (tương đương hơn 1,56 tỷ USD), số còn thiếu ACV sẽ đi vay, hiện đã có 12 tổ chức tín dụng cam kết cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD (thời hạn vay 15 năm) để làm sân bay Long Thành.

Tuy nhiên dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới quá trính tích lũy cho dự án này cũng như cả kế hoạch tích lũy vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2025 của ACV. Dù vậy, ACV cho biết vẫn ưu tiên nguồn lực tài chính cho sân bay Long Thành, bên cạnh việc cân đối vốn để hoàn thiện các dự án quan trọng khác, như nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ga sân bay Phú Bài, Cát Bi, Vinh, mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài, mở rộng sân bay Điện Biên...

Theo Zing

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video