27 dự án giao thông sẽ khởi công trong năm nay

Dự kiến, ngành giao thông vận tải sẽ khởi công 27 dự án trong năm 2023; trong đó, có 5 dự án quan trọng quốc gia, 1 dự án nhóm A là cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 và 21 dự án nhóm B, C.

Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện các dự án sẽ khởi công trong năm 2023, đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, ngành sẽ khởi công tổng cộng là 27 dự án giao thông.

Cụ thể, trong quý I, ngành sẽ thi công 8 dự án. Hiện nay, có 4 dự án đã hoàn thành thủ tục để khởi công, gồm dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội – Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM; nâng cấp tuyến luồng Cái Mép – Thị Vải; nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa và dự án cải tạo quốc lộ 14E đoạn KM15+270-KM+700 (tỉnh Quảng Nam).

Đến cuối tháng 3 này, dự án đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM sẽ chọn xong nhà thầu và bắt đầu vào giai đoạn cải tạo.

Dự kiến, trong quý II/2023 sẽ có 8 dự án được khởi công. Trong đó, có 5 dự án quan trọng sẽ được thi công trước ngày 30-6, gồm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, dự án đường vành đai 4 – vùng thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TPHCM. 

Bước sang quý III/2023, ngành giao thông sẽ thi công 6 dự án gồm dự án cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, cao tốc Hòa Liên – Túy Loan, cầu đường bộ khu vực phía Nam, dự án đường sắt khu vực đèo Khe Nét, nâng cấp tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ (qua tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ) và dự án quốc lộ 14B qua thành phố Đà Nẵng.

Dự kiến trong quý IV, 5 dự án hoàn thành thủ tục và bắt đầu thi công là dự án nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi trên địa phận thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang, mở rộng quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì (tỉnh Vĩnh Phúc), dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa, nâng cấp Quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng, đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới – Bắc Kạn.

Theo Triệu Vương (Nhịp sống thị trường)

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video