2 tháng, Việt Nam hút hơn 2,8 tỷ USD vốn FDI

Trong 2 tháng đầu năm 2016, đã có 1,5 tỷ USD vốn ngoại được giải ngân vào các dự án tại Việt Nam.

[caption id="attachment_13417" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Tổng cục Thống kê cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tính từ đầu năm 2016 đến thời điểm 20/2/2016 thu hút 291 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,905 tỷ SD, tăng 96,6% về số dự án và tăng 167,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015.

Đồng thời có 137 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp bổ sung vốn với 898,3 triệu USD.

Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt hơn 2,803 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 1,995 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký.

Ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%.

Cả nước có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 2 tháng đầu năm 2016.

Trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 242,4 triệu USD, chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Bắc Giang 206,1 triệu USD, chiếm 10,8%; Bắc Ninh 200,6 triệu USD, chiếm 10,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 157,1 triệu USD, chiếm 8,2%; TP.HCM 155,9 triệu USD, chiếm 8,2%; Đồng Nai 142,7 triệu USD, chiếm 7,5%; Hà Tĩnh 139,1 triệu USD, chiếm 7,3%; Bình Dương 129,7 triệu USD, chiếm 6,8%.

Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Malaysia đứng thứ hai với 233,2 triệu USD, chiếm 12,2%; Hàn Quốc 202,4 triệu USD, chiếm 10,6%; Nhật Bản 160,6 triệu USD, chiếm 8,4%; Hồng Kông 153,5 triệu USD, chiếm 8,1%; Trung Quốc 141,1 triệu USD, chiếm 7,4%; Anh 141 triệu USD, chiếm 7,4%; Đài Loan 119,8 triệu USD, chiếm 6,3%.

Theo Bizlive

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video