2 quỹ ngoại rót 28 triệu USD vào ví điện tử liên quan đến ông Trương Đình Anh

Sau khi đầu tư 125 triệu USD vào Bảo vệ thực vật An Giang và Golden Gate, quỹ đầu tư của ngân hàng Standard Chartered tiếp tục rót 25 triệu USD vào ví điện tử Momo.

momo

Ngày 17/03/2016, M_Service JSC, đơn vị sở hữu thương hiệu MoMo đã chính thức công bố khoản đầu tư trị giá 28 triệu USD từ nhà đầu tư chiến lược Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs.

Trong đó, SCPE đầu tư 25 triệu USD còn Goldman Sachs đầu tư 3 triệu USD. Goldman Sachs đã rót vốn vào MoMo từ năm 2013 với số tiền 5,75 triệu USD.

MoMo là đơn vị cung cấp dịch vụ Ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán, vừa được cấp phép chính thức vào ngày 16/10/2015. Theo đó, tiền trong tài khoản ví MoMo có giá trị 100% tiền thật và được bảo chứng bởi Ngân hàng. Điều này có nghĩa khách hàng có thể rút tiền ra khỏi tài khoản MoMo.

Ông Trương Đình Anh - CEO cũ của CTCP FPT hiện đang là thành viên HĐQT của M_Service

Được biết, nguồn đầu tư mới này sẽ được sử dụng để đẩy mạnh sự hiện diện của MoMo trên toàn quốc, phát triển các dịch vụ và mở rộng hệ sinh thái.

Trước MoMo, SCPE đã chi ra 35 triệu USD để mua cổ phần của CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate Group) - chủ của một số chuỗi nhà hàng như Kichi-Kichi, Sumo BBQ, Vuvuzela – beer club,. Động thái này diễn ra đồng thời với việc Mekong Capital thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.

Sau đó 2 tuần, SCPE tiếp tục công bố đầu tư 90 triệu đô la Mỹ vào CTCP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). AGPPS đã đổi tên thành CTCP Tập đoàn Lộc Trời.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video