100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020

Danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 vừa được mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố tại Hội nghị vinh danh top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam với chủ đề "Vượt chướng ngại – Mở lối riêng" (New Race – New Way).

Bước sang năm thứ 8, khảo sát “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” là nguồn thông tin uy tín về xu hướng nhân sự và nguồn nhân lực. Năm nay, khảo sát tiếp tục đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD) của 559 doanh nghiệp, thuộc 20 ngành nghề với sự tham gia của 71.460 người đi làm có kinh nghiệm.

0653-noi-lam-viec

Kết quả, Vinamilk tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020. Về hạng mục nơi làm việc tốt nhất theo ngành, cụ thể: Manulife Việt Nam 3 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bảo hiểm, Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam lần đầu tiên đứng đầu nơi làm việc tốt nhất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản; VinaCapital bứt phá trở thành nơi làm việc tốt nhất ngành dịch vụ tài chính…

Bảng xếp hạng năm nay tiếp tục có tên của các doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành như: Suntory PepsiCo; KPMG Vietnam, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam, Nestlé Việt Nam, Techcombank,... Ngoài ra, những doanh nghiệp lần đầu vào tp 100 ni làm việc tốt nhất Việt Nam 2020 có sự bứt phá xuất sắc: Tập đoàn Hưng Thịnh; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT; Công ty TNHH Brother International(Việt Nam);Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long; Công ty TNHH LIXIL Việt Nam; Công ty TNHHZuellig Pharma Việt Nam, Công ty TNHH La Vie, Gamuda Land Việt Nam, Maersk Việt Nam, Lazada Việt Nam,...

Top 50 doanh nghiệp Việt có THNTD hấp dẫn tiếp tục khuyến khích và ghi nhận những nỗ lực đẩy mạnh phát triển hình ảnh THNTD của nhóm doanh nghiệp Việt như: Tổ hợp DatVietVAC, NutiFood; Yeah1 Group; Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)…

Đặc biệt, lần đầu tiên, Anphabe vinh danh 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc 2020: Acecook Việt Nam; Công ty cổ phần GREENFEED VIỆT NAM; Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam; Chubb Life Việt Nam; Daikin Việt Nam; Công ty Cổ pần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình; Công ty cổ phần Sài Gòn Food; Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY); Công ty Cổ phần Fecon,...

Anphabe cũng cho biết, từ tháng 4 - 9/2020, Anphabe đã thực hiện kết hợp 4 khảo sát trực tuyến với 71.460 người đi làm,8 phỏng vấn nhóm lãnh đạo và 30 phỏng vấn HR chuyên sâu để có những góc nhìn đa chiều về tình hình thị trường lao động hậu Covid-19.

Theo đó, khi Covid-19 ập đến, trong bối cảnh oằn mình vì chi phí hơn, 40% doanh nghiệp Việt Nam thừa nhận chi phí trả công lao động là gánh nặng lớn nhất tại thời điểm này. Trong 6 tháng kể từ khi Covid-19 bắt đầu, có tới 51% nguồn nhân lực bị ảnh hưởng bởi các hình thứccắt giảmmạnh tay. Cụ thể, 37%người lao động bị giảm lương, 32% nhân sự bị mất việc,11% nhân viên tại các công ty bị chuyển từvị trí toàn thời gian sang lao động tự do, thời vụ,...

Song song với việc cắt giảm nhiều doanh nghiệp nhanh chóng chủ động thay đổi để thích ứng, khảo sát của Anphabe ghi nhận 6 xu hướng chuyển đổi đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, như: Làm việc từ xa, thay đổi yêu cầu về công việc và năng lực, tái cấu trúc theo hướng phẳng và gọn, đẩy nhanh chuyển đổi số, đẩy mạnh phát triển thị trường mới.

Theo Công Thương

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video