“Việt Nam đang là điểm đến đầu tư yêu thích của các nhà bán lẻ quốc tế”
Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm các thị trường mới ở nước ngoài để mở rộng thì Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư yêu thích của các nhà đầu tư nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng.
[caption id="attachment_13100" align="aligncenter" width="700"]
Theo nhìn nhận của ông Theodore Knipfing, Giám đốc Bộ phận bán lẻ Cushman & Wakefield Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có nhiều cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế lớn.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, các thương hiệu bán lẻ quốc tế gia nhập vào thị trường Việt Nam rất mạnh mẽ, theo ông lý do nào khiến các thương hiệu quốc tế lại lựa chọn Việt Nam?
Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, mọi thứ đang dần trở nên bão hòa tại nước của họ, buộc họ phải tìm các thị trường mới ở nước ngoài để mở rộng thì Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư yêu thích của các nhà đầu tư nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng.
Các nhà bán lẻ trước khi gia nhập thị trường nào thì họ phải làm công tác nghiên cứu thị trường rất kỹ lưỡng, Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi như tôi đã kể ở trên (dân số trẻ, thu nhập đầu người tăng, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ đô thị hóa, các hiệp định thương mại...) đã khiến họ tự tin khi đầu tư vào.
Ngoài ra, việc Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế bằng hội nghị cấp cao đã giúp thu hút nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đến kinh doanh tại những thị trường này nhiều hơn trước.
[caption id="attachment_13101" align="aligncenter" width="700"]
Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ những quốc gia khác trong việc thu hút các thương hiệu bán lẻ quốc tế lớn đầu tư vào?
Những nhà bán lẻ nói riêng và những nhà đầu tư nước ngoài nói chung trước khi gia nhập một thị trường nước ngoài thường quan tâm đến sự nhất quán trong thủ tục hành chính, sự minh bạch, quy trình và năng lực xử lý vấn đề của nước sở tại.
Rất nhiều nhà bán lẻ nói chuyện với tôi về Việt Nam và có nói rằng, thủ tục hành chính chưa được nhất quán, có thể hôm nay làm rất thuận lợi nhanh chóng nhưng ngày mai lại xảy ra khó khăn và chậm trễ.
Việc có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới giúp các nhà bán lẻ tăng quy mô và tạo ra lợi nhuận, nhưng nếu gặp khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới do vướng vào các thủ tục hành chính và các quy định của nước sở tại thì sẽ khiến các nhà bán lẻ nản lòng.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất chính là ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế). Về lý thuyết thì tôi hoàn toàn đồng ý với quy định này vì nó giúp bảo vệ thị trường bán lẻ trong nước, tuy nhiên khi trao đổi với Cushman & Wakefield thì những yêu cầu của ENT đối với các nhà bán lẻ nước ngoài không rõ ràng và minh bạch như họ mong đợi.
Nếu mọi thứ được cụ thể, rõ ràng, thủ tục hành chính nhanh gọn hơn thì tôi chắc rằng sẽ thu hút được nhiều các nhà bán lẻ nước ngoài hơn nữa.
Với những thương hiệu bán lẻ của Việt Nam như Vingroup, Fivimart..., ông đánh giá như thế nào về tính cạnh tranh và nội lực của họ?
Như bạn biết đấy, những doanh nghiệp nội đang có lợi thế hơn vì họ hiểu rõ về người tiêu dùng trong nước, có mối quan hệ rộng rãi trên thị trường hơn là những doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp nước ngoài lại có nhiều kinh nghiệm vận hành, có nguồn vốn mạnh.
Các doanh nghiệp bạn vừa nêu như Vingroup đang hoạt động khá tốt, các nhà bán lẻ và các nhà phát triển từ Nhật Bản, Singapore nhìn chung cũng đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, họ cũng có những lợi thế nhất định để mang đến cho thị trường và tôi hy vọng rằng cả hai khối doanh nghiệp này sẽ học hỏi và phát triển cùng nhau để mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam.
Đứng trước cơ hội cũng như những thách thức này, các doanh nghiệp bán lẻ nội nên có những thay đổi như thế nào thưa ông?
Dù cho các nhà bán lẻ nội có nhiều lợi thế như am hiểu tốt hơn về người tiêu dùng, có mối quan hệ, có quỹ đất…thì họ cũng không nên chủ quan mà phải tranh thủ học hỏi những cái mới, những cái hay từ các nhà bán lẻ nước ngoài và kết hợp với các ưu điểm của mình để phát huy lợi thế cạnh tranh lên mức cao nhất.
Cần phải linh hoạt và uyển chuyển để thích nghi với những thay đổi của thị trường vì bản chất của thị trường bán lẻ rất nhanh thay đổi, đặc biệt là tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam thì thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động hơn nữa.
Việc xuất hiện những chuỗi cửa hàng tiện lợi thương hiệu quốc tế tại Việt Nam (Shop&Go, Circle K…), liệu có phải là xu thế cho thị trường sắp tới hay không bất chấp trước đây thị trường cũng chứng kiến sự thất bại của nhiều chuỗi hàng tương tự?
"Thời điểm thích hợp" theo tôi là một vấn đề rất quan trọng. Ví dụ nếu bạn mua cổ phiếu của Apple trong thập niên 80 thì bạn chắc chắn sẽ thất bại, nhưng bạn sẽ là triệu phú nếu bạn có cổ phiếu của họ trong thời gian này.
Và các ngành hàng trong lĩnh vực bán lẻ cũng vậy, có cái sớm, có cái đúng thời điểm, có cái trễ điểm rơi.
Nhưng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, khi con người ngày càng trở nên bận rộn, thói quen mua sắm chuyển từ chợ truyền thống (vốn đóng cửa sớm) chuyển sang các hình thức mua sắm hiện đại hơn, nhanh chóng hơn thì các cửa hàng tiện lợi sẽ là một giải pháp cho họ.
Hình thức cửa hàng tiện lợi đã và đang thành công tại các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á khác, do đó tôi nghĩ rằng hình thức này sẽ vẫn tồn tại, chỉ là vấn đề về thời gian khi nào họ thật sự bùng nổ mà thôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bizlive