Triển vọng nào để phục hồi thị trường chứng khoán?

Kinh tế thế giới xao động với nhiều biến số về suy thoái và khủng hoảng vẫn chưa đi qua. Áp lực thị trường chứng khoán và tiền tệ đã khiến Việt Nam nhanh chóng đưa ra một số biện pháp và chính sách kiểm soát mạnh tay để tạo sự ổn định cũng như củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào năm sau.

Ngần ngại IPO

Trải qua 23 năm phát triển, chứng khoán Việt Nam vẫn bị “chê” thiếu hàng hóa cho nhà đầu tư, chất lượng quản trị của phần lớn doanh nghiệp niêm yết chưa đáp ứng yêu cầu của khu vực, quốc tế và chưa theo kịp xu hướng chuyển đổi xanh. Tính đến hết tháng 10 năm nay, Việt Nam chỉ có ba thương vụ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), huy động được khoảng 7 triệu USD, theo dữ liệu báo cáo mới nhất từ Deloitte. Về nguyên nhân, có thể thấy trong 3 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thách thức, từ dịch bệnh cho đến chiến tranh, suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, đa số các nguyên nhân cản trở thị trường này chủ yếu mang tính khách quan ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý cũng như các thành viên thị trường.

Theo các chuyên gia đánh giá từ chính các nguyên nhân nội tại, số lượng thương vụ IPO thấp chủ yếu là do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt. Đồng thời, lượng vốn rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn do các yếu tố toàn cầu và tại các quốc gia ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong năm 2023. Bên cạnh đó, những yêu cầu cần chuẩn bị về quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp cho quá trình IPO và niêm yết của cộng đồng doanh nghiệp Việt, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là phần “vừa thiếu, vừa yếu”. Điều này cũng cho thấy mặc dù nhu cầu huy động vốn và phát triển công ty là hiện hữu nhưng vẫn còn đó rất nhiều rào cản cần cải thiện ngay trong chính nội bộ các doanh nghiệp Việt. Những “thói quen quản trị” chưa đạt chuẩn đã tạo rào cản cho quá trình IPO và niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp.

Theo quan sát, vẫn còn một nhóm tiềm năng khác là các doanh nghiệp quy mô lớn nhưng đứng ngoài sàn bởi nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến thị trường chứng khoán không có thêm “hàng hóa” mới, nhà đầu tư không có thêm lựa chọn để đầu tư. Qua đó cản trở việc tăng sức hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, hướng tới mục tiêu nâng hạng. Do vậy, việc khuyến khích thu hút doanh nghiệp lên sàn chứng khoán tập trung trong thời gian tới là rất cần thiết.

Tìm vùng cân bằng ổn định

Trong báo cáo hiệu suất hoạt động vừa công bố, Lumen Vietnam Fund (LVF) ghi nhận bức tranh thu nhập năm 2023 của thị trường chứng khoán Việt Nam dường như vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 7%. Kết quả này được coi là đáng khích lệ trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng chậm phục hồi kinh tế và chủ động dự phòng tại doanh nghiệp để đối phó với những cơn gió ngược từ môi trường toàn cầu.

Thị trường trải qua gần hết năm 2023 với rất nhiều điểm nhấn. Tháng 3, thị trường chứng kiến lượng tài khoản chứng khoán vượt mốc 7 triệu. Với mức điều chỉnh khoảng 9,2% kể từ ngày 08/08/2023, định giá thị trường đã trở nên hấp dẫn hơn với mức P/E trượt của VNIndex là khoảng 14,4 lần. Và do thu nhập doanh nghiệp được dự báo sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2023 và năm 2024 khi kinh tế hồi phục, định giá của thị trường chứng khoán dựa vào lợi nhuận năm 2024 còn hấp dẫn hơn với mức P/E 10,8 lần, thấp hơn nhiều so với mức P/E bình quân trung vị của chỉ số trong 15 năm qua là 14,5 lần.

Trong tháng 8 và 9, thị trường liên tiếp chứng kiến những phiên giao dịch "tỷ đô". Đáng chú ý, ngày 18/8, sàn HoSE ghi nhận kỷ lục mới với 1,6 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, cao nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị được chuyển nhượng khoảng 1,5 tỷ USD. Thị trường diễn ra rất sôi động khi thanh khoản giao dịch trên HOSE lần đầu vượt mốc 20,000 tỷ đồng sau hơn một năm, VN-Index tăng hơn 23%. Tháng 8 cũng là cột mốc đánh dấu một doanh nghiệp Việt Nam - Vinfast lần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế Nasdaq. Nhìn lại gần một năm qua, tính đến đỉnh của thị trường chứng khoán trong tháng 9 với đà tăng của VN-Index hơn 23%, một số ngành có mức tăng mạnh mẽ như chứng khoán (120%), xây dựng dân dụng (86%), thép (60%) và cảng biển (62%)...

Thị trường chứng khoán được dự báo tiếp tục hút dòng tiền trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang hạ nhiệt nhanh và các kênh đầu tư khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng.

Rà soát triển vọng tăng trưởng

Sự hồi phục của kết quả kinh doanh cho thấy thị trường đang đi khá sát với diễn biến nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện qua từng quý. Tuy vậy, bức tranh kinh tế 2024, dù có nhiều điểm tích cực, song cũng có rủi ro tiềm ẩn.

Đối với kinh tế vĩ mô trong nước, Chính phủ vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao 6-6.5%. Biến số lạm phát có lẽ sẽ tạo ra nhiều áp lực trong năm 2024 khi kế hoạch tăng giá nhiều mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá y tế, giá điện, tiền lương dự kiến sẽ được thực hiện trong năm tới. Mặc dù vậy, với công cụ điều hành lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, thị trường vẫn kỳ vọng lạm phát sẽ được kiểm soát trong mục tiêu của Chính phủ 4-4.5%. Do vậy, về cơ bản kinh tế vĩ mô 2024 có nhiều điểm sáng tích cực, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ và là bệ đỡ cho thị trường chứng khoán trong năm 2024.

Về nhóm ngành có triển vọng trong trung và dài hạn, SSI Research cho biết, chứng khoán, bất động sản, thép là ba nhóm có thanh khoản cao. Với nhóm thép, giá cổ phiếu thép tăng trước giá thép hay lợi nhuận doanh nghiệp. Nguyên nhân là do nhóm thép có hệ số beta cao, cho thấy sự tương quan cổ phiếu thép với chứng khoán. Thứ hai là một số nhà đầu tư có góc nhìn dài hạn hơn khi giá thép đã về đáy, kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hồi phục trong những năm tới. Với bất động sản, nhóm này vẫn còn thách thức ít nhất cho đến giữa 2024. Lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn vẫn còn lớn (khoảng 200.000 - 300.000 tỷ đồng trong vài năm tới). Những con sóng nếu có sẽ không phải là những con sóng lớn với thị trường bất động sản. Cơ hội mang tính nhỏ lẻ có thể đến cho các đơn vị có quỹ đất sạch, được cấp mới. Ngoài ra, một số nhóm ngành khác cũng có kỳ tăng trưởng tốt trong 2024 như: phân bón, bán lẻ hay thủy sản.

Còn theo Yuanta Việt Nam cho rằng, khi thị trường đang ở giai đoạn đầu hồi phục, nhóm ngành tài chính, bất động sản thông thường là nhóm ngành có tỷ suất sinh lời cao nhất. Nếu tính trung bình trên thế giới, suất sinh lời lên tới 20%, vượt trội so với gửi ngân hàng hay mua trái phiếu. Đây cũng là nhóm chiếm thanh khoản chiếm phần lớn trên TTCK Việt Nam 9 tháng qua. Tuy nhiên, hiện thị trường đang thiếu vắng câu chuyện của cổ phiếu ngân hàng. Năm nay và nửa năm 2024 sẽ là giai đoạn khó khăn với ngành ngân hàng khi hầu hết nhóm này phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi. Bên cạnh đó, một số nhóm ngành bị lãng quên khác có thể nhà đầu tư cần chú ý là nhóm hoá chất, vận tải, dầu khí, đặc biệt là nhóm dịch vụ dầu khí.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, cũng như sớm đưa hệ thống KRX vào vận hành, sẽ góp phần giúp thanh khoản thị trường được cải thiện, gia tăng dòng vốn nước ngoài đầu tư tăng lên 5-8 tỷ USD trong tương lai.

 

Ngô Huệ

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video