“Phát nôn” với bánh trung thu Kinh Đô bẩn

Mua 1 tặng 2, giảm giá 50%, thậm chí mua 1 tặng 4 đã được các cửa hàng kinh doanh bánh trung thu treo bảng cách đây hơn nửa tháng. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn không đoái hoài mua khiến các chủ cửa hàng “méo mặt”… Vì đâu nên nỗi?

Mất trung thu... vì bánh Kinh Đô!

Hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt các clip quay được tại nhà máy sản xuất bánh trung thu Kinh Đô với nhiều hình ảnh khiến người nhiều người phát hoảng. Nhào bột, nặn bánh, bốc thực phẩm làm nhân bánh… tất cả bằng đôi tay trần; nguyên liệu sản xuất không rõ nguồn gốc, không rõ hạn sử dụng, có cả ổ dòi, xác ruồi; bánh nhân cốm xanh được sản xuất từ gạo nhuộm một loại nước có màu xanh với liều lượng được ước chừng tùy “hứng” của công nhân; thịt màu trắng biến màu đỏ tươi sau 50 phút ngâm hóa chất; trứng muối tanh nồng…

Bánh trung thu Kinh Đô vốn là một thương hiệu có tiếng, được người tiêu dùng Việt lựa chọn để “Trao thành ý, thắt chặt thâm giao” và thưởng thức trọn vẹn cái “Tết của tình thân”… nhưng đó là câu chuyện của vài năm trở về trước.

Từ ngày ông chủ của Công ty CP Kinh Đô rục rịch nhượng thương hiệu đã dày công xây dựng trong 22 năm trời cho các đối tác nước ngoài, sau đó bán cho Tập đoàn Mondelēz International và trở thành Mondelēz Kinh Đô Việt Nam ngày nay thì người tiêu dùng bắt đầu mất dần niềm tin vào các sản phẩm của Kinh Đô.

[caption id="attachment_33400" align="aligncenter" width="544"]Gạo được nhuộm một loại nước màu xanh để ... biến thành bánh nhân cốm xanh. Ảnh cắt từ clip của Sức khỏe cộng đồng. Gạo được nhuộm một loại nước màu xanh để ... biến thành bánh nhân cốm xanh. Ảnh cắt từ clip của Sức khỏe cộng đồng.[/caption]

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người tiêu dùng quay lưng với Mondelēz Kinh Đô không xuất phát từ tâm lý tiếc nuối một thương hiệu của người Việt, đi lên bằng những sản phẩm bánh kẹo truyền thống, vốn rất hợp gu của người Việt mà chính là do Kinh Đô đã tự giết mình, khiến người tiêu dùng khiếp sợ bởi các bê bối về thực phẩm bẩn bị báo chí phanh phui trong thời gian qua.

“Mỗi năm, cứ gần đến mùa bánh trung thu, tôi luôn mua ít nhất 5-6 hộp, trước là kính gia tiên, sau để gia đình cùng nhâm nhi với nhau và tặng người thân. Trước đây, tôi luôn chọn mua bánh Kinh Đô, nó vừa đủ sang trọng vừa hợp túi tiền nhưng vài năm trở lại đây, tôi thực sự sợ Kinh Đô rồi, sợ nhất là nhân trứng muối vừa ướt vừa tanh, vừa bỏ vào miệng là đã phát nôn!”, chị Lan Anh (Q.Tân Bình, TP.HCM) tiếc nuối.

"Chưa bàn cãi việc Kinh Đô sử dụng phẩm màu, nước nhuộm có nằm trong danh mục cho phép, ở ngưỡng an toàn hay không, chỉ riêng việc sử dụng gạo nhuộm màu... lên bánh gọi là nhân cốm xanh thì đó có thể xem là hành vi lừa dối người tiêu dùng rồi còn gì!", bạn đọc Nguyễn Văn Giàu phản ứng.

Ông Hoàng Hải (Q. Bình Thạnh) lại cho rằng: “Tôi có cảm giác Mondelēz Kinh Đô Việt Nam “điếc không sợ súng”, hoặc họ quá coi thường người Việt mình, hoặc họ cho rằng bánh đã sale off rồi còn gì… Nên dù dư luận, báo chí ồn ào như vậy họ vẫn im thin thít… không cần xác nhận có hay phản bác không!”.

Người Việt quay lưng với bánh trung thu?

Vốn là biểu tượng của Tết Trung thu, cứ gần đến cuối tháng 6 âm lịch, mọi tuyến đường, góc ngã ba, ngã tư tại TP.HCM đều rợp màu vàng - đỏ đặc trưng của các cửa hàng kinh doanh bánh trung thu. Nhưng năm nay, các cửa hàng được mở trễ hơn, số lượng cửa hàng ước chừng đã giảm hơn 1/3 lại còn vắng hoe… không khí trung thu cũng vì thế có phần ảm đạm hơn.

Chưa kể, trước đây, chỉ cách rằng tháng 8 khoảng 1 tuần bánh trung mới bắt đầu giảm giá từ 10 - 20% và giảm dần sau ngày rằm thì năm nay hầu hết các cửa hàng đều treo bảng giảm giá sâu từ cuối tháng 7 âm lịch nhưng thị trường bánh vẫn ế chỏng ế chơ. Phải chăng người tiêu dùng Việt đã quay lưng với bánh trung thu?

Đi một vòng thành phố, hầu hết những người được hỏi đều chia sẻ, với họ Tết Trung thu vẫn luôn được chờ đón như một ngày tết của tình thân, vẫn muốn giữ những khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, thắp lên chiếc lồng đèn, chia sẻ chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon, cùng nhâm nhi chén trà xanh ngọt hậu dưới ánh trăng rằm thanh cao tháng 8. Nhưng, nếu không phải là bánh đặt hàng nơi tin tưởng, có đến 7/10 người cho rằng họ không dám mua bánh được sản xuất hàng loạt như Kinh Đô, Đồng Khánh… như trước đây.

Theo Anh Nguyễn (Người tiêu dùng)

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video