“Nhà nhập khẩu Roll-Royce, Lexus lãi khủng do độc quyền mà ra thôi”

“Độc quyền hay ủy quyền là ngôn từ mà thôi. Chúng ta phải xem bản chất của nó", ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà nêu ý kiến.

[caption id="attachment_29993" align="aligncenter" width="660"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Thông tư số 20/2011/TT-BCT doBộ Công Thươngban hành ngày 12/5/2011 đã hết hiệu lực vào ngày 1/7/2016 vừa qua. Và hiện tại, việc duy trì hay bãi bỏ thông tư này đang là câu chuyện gây tranh cãi.

Trong khi Hiệp hội Các nhà sản xuấtô tôViệt Nam (VAMA), các nhànhập khẩuô tô chính hãng tại Việt Nam (VIVA) ủng hộ ý kiến cần phải có ngay nghị định thay thế thì Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vừa và nhỏ lại lên tiếng muốn bãi bỏ thông tư này.

Không hề có độc quyền?

Chia sẻ tại buổi toạ đàm “Nhập ô tô: Giữ hay bỏThông tư 20?” do báo BizLIVE tổ chức sáng nay (11/8), ông Nguyễn Đức Dư Khương, Giám đốc chi nhánh Porsche Hà Nội cho rằng, không hẳn thông tư 20 mang tính bảo hộ. Tất cả các nhà sản xuất đều muốn bán xe nhiều hơn nên họ cũng có thể ký đại lý với nhiều công ty trong nước khác nhau. Trên thực tế cũng có nhiều hãng xe như vậy. Do đó các nhà nhập khẩu trong nước cũng có thể tham gia.

Còn ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc chi nhánh Audi Hà Nội lại cho rằng, chúng ta nên xét trên quan điểm quyền lợi của các bên gồm người tiêu dùng, nhà nước và các bên.

Về người tiêu dùng, nếu có thông tư 20, giá xe sẽ rất rõ ràng, tất cả sẽ được niêm yết. Khách hàng không phải lo giá xe bị biến động theo thị trường và hoá đơn rất đầy đủ.

“Khi không được mua xe chính hãng, người tiêu dùng sẽ là người bị thiệt hại. Dù họ phải bỏ ra số tiền tương đương, nhưng nếu sau này họ phải làm các thủ tục bảo hiểm, hoặc bị truy thu thuế thì sao?”, Giám đốc Audi Hà Nội nêu vấn đề.

Hơn nữa, tho ông Dũng, các hãng xe chính hãng có mạng lưới bảo hành toàn quốc, theo đúng tiêu chuẩn và trang thiết bị đắt tiền. Do đó, người tiêu dùng có thể được bảo hành chính hãng ở các tỉnh thành trên cả nước.

Vấn đề an toàn giao thông, người tiêu dùng khi mua xe chính hãng được hưởng chất lượng cao nhất và đảm bảo tính mạng an toàn giao thông, còn khi các xe không được bảo hành tốt thì sẽ không được hưởng tính an toàn cao nhất.

Đối với doanh nghiệp, ông Dũng cho rằng, các xe hiện đại cần rất nhiều thiết bị dụng cụ hỗ trợ, bảo hành sữa chữa, đối với cái này, các doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng mới làm theo đúng quy định và đủ tiêu chuẩn.

“Ngoài ra, Thông tư 20 cũng khiến các hãng yên tâm khi đầu tư, mỗi doanh nghiệp cần bỏ khoảng 4 triệu USD để chi phí cho việc trang bị hệ thống bán. Vì vậy, nếu thông tư 20 được bỏ đi thì các nhà đầu tư cũng không yên tâm để đầu tư”, Giám đốc Audi Hà Nội nêu ý kiến.

Đối với Chính phủ, ông Dũng cho rằng, thu thuế và tăng nguồn thu cho chính sách rất quan trọng.

Về vấn đề độc quyền, đại diện Audi Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp lớn không hề độc quyền. “Chúng tôi ban đầu cũng chỉ là doanh nghiệp nhỏ. Do đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của hãng nên chúng tôi được chọn là nhà phân phối tại Việt Nam.Do đó chúng tôi không có độc quyền. Không bao giờ có chữ “độc quyền” trong hợp đồng với các hãng xe”, ông Dũng nói.

Doanh nghiệp nhập khẩu lãi lớn do đâu?

Phản bác ý kiến trên, đại diện doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vừa và nhỏ, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An cho rằng, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc lo ngại về trốn thuế thì đã có các cơ nhà nước cụ thể là hải quan quản lý.

Đối với vấn đề an toàn giao thông, một năm nhập khẩu chỉ khoảng dưới 100.000 xe. Khi các doanh nghiệp không nhập khẩu được xe mới thì phải nhập xe đã qua sử dụng, vì vậy việc quản lý những xe này còn khó khăn hơn.

“Còn ô tô chưa có bằng chứng xác thực nào về việc an toàn giao thông là do xe nhập khẩu không chính hãng gây nên, mà do con người”, ông Tuấn nói.

Còn những hệ quả và bài học về thông tư 20 thì theo ông Tuấn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã “thấm” trong hiện tại và quá khứ.

“Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc chi nhánh Audi Hà Nội có nói Công ty của anh có đầu tư 4 triệu USD để đầu tư cho 1 salon. Tuy nhiên, chúng tôi có hàng trăm doanh nghiệp, chúng tôi sẽ phải đầu tư hàng trăm triệu USD cho các salon chính hãng. Khi thông tư được ban hành, chúng tôi không đủ điều kiện nhập ô tô, hàng ngàn công nhân thất nghiệp”, ông Tuấn nói.

Cũng theo Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An, một số xe không phải thương mại, người tiêu dùng chỉ sử dụng xe một vài giờ đồng hồ trong vòng 1 ngày. Do đó, không thể dẫn lý do về thuế thấp hoặc lý do an toàn để hạn chế nhập khẩu xe.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà cho rằng, Thông tư 20 ra đời có mục tiêu là kế thừa theo nghị quyết 11, nhằm hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, muốn hạn chế nhập siêu là giảm lượng xe nhưng mục tiêu của TT 20 không đạt được vì xe vẫn tăng.

“Theo tính toán, năm 2015, số lượng xe nhập tăng gấp 3 lần 2011. Do vậy mục tiêu TT 20 đề ra đã hoàn toàn không đạt được, nhưng mà cái vấn đề TT 20 gây ra còn ảnh hưởng rất nhiều vấn đề cho người tiêu dùng”, ông Quyết nói.

Theo Giám đốc Công ty Hưng Hà, khi có sự cạnh tranh thì người tiêu mới có sự lựa chọn. Nếu độc quyền thì người tiêu dùng sẽ chỉ biết có duy nhất một giá trên thị trường.

“Sao mà Rolls-Royce và Lexus lãi khủng vậy? Đó là do độc quyền mà ra thôi. Các anh cứ nói bảo vệ người tiêu dùng nhưng không phải”.

“Độc quyền hay ủy quyền là ngôn từ mà thôi. Chúng ta phải xem bản chất của nó. Các anh cứ nói tiêu chuẩn của hãng rồi thế nọ thế kia. Chúng thật ra anh đang mua thương quyền rồi trả tiền dịch vụ. Tất cả các dịch vụ anh cung cấp cho khác hàng thì rồi lại chuyển về chi phí tính cho khách mà thôi”.

“Các anh bảo không phải độc quyền là không đúng. Tôi đã từng đề nghị Hyundai, KIA cung cấp giấy ủy quyền để tôi nhập, nhưng bị họ từ chối vì bảo “cấp cho chỗ khác rồi””, ông Quyết nói.

Cũng theo ông Quyết, một vấn đề nữa cần quan tâm là khi có TT 20, thì hãng ép bên Việt Nam về giá, điều kiện, số lượng, khi đó doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn ở thế bị động.

“TT 20 có nhiều vấn đề và tôi chỉ chú trọng về lợi ích của người tiêu dùng, nhất là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu trong thị trường chỉ có Porsche, Toyota thì người ta thích đặt giá nào thì người tiêu dùng phải chịu là đương nhiên”, Giám đốc Công ty Hưng Hà nói.

Theo Bizlive

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video