“Mở lối” cho trung chuyển quốc tế

Thời gian qua, với quy định của pháp luật, hoạt động trung chuyển quốc tế có tình trạng ”người ăn không hết kẻ lần không ra”.

[caption id="attachment_32908" align="aligncenter" width="542"]Tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, số lượng tàu cập cảng tăng trên 50%/năm nhưng sản lượng container thực tế thông qua khu vực Cái Mép-Thị Vải mới chỉ đạt 20% công suất thiết kế Tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, số lượng tàu cập cảng tăng trên 50%/năm nhưng sản lượng container thực tế thông qua khu vực Cái Mép-Thị Vải mới chỉ đạt 20% công suất thiết kế[/caption]

Đầu năm 2015, Chính phủ đã ban hành NĐ 08/2015/NĐ-CP qui định chi tiết về thực thi Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Chính sách “bó”…

Trong Nghị định này, Điều 44 quy định: “Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển, sau đó được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này; không được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển được đưa ra nước ngoài toàn bộ hoặc từng phần của lô hàng đã chuyển vào cảng”.

Quy định này đã khiến cho các cảng rơi vào tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”. Cụ thể, hiện cả nước có trên 20 cảng biển có thể tiếp nhận, xếp dỡ tàu container quốc tế nhưng các tàu container quốc tế lại chỉ tập trung tại 3 cụm cảng lớn là cụm cảng TP HCM, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cụm cảng Hải Phòng. Tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, số lượng tàu cập cảng tăng trên 50%/năm nhưng sản lượng container thực tế thông qua khu vực Cái Mép-Thị Vải mới chỉ đạt 20% công suất thiết kế, chỉ có 4/7 DN cảng hoạt động, khai thác tàu container nên vẫn dư thừa công suất. Trong khi đó, khu vực TP HCM luôn đứng trước nguy cơ thường xuyên quá tải. Riêng cảng Cát Lái đã chiếm gần 84% thị phần khu vực và sản lượng. Chính vì vậy, nhu cầu điều chuyển tàu qua lại giữa các cảng biển quốc tế trong cùng cụm cảng TP HCM hoặc ra các cảng Cái Mép để giảm tải trong những thời điểm nhất định là rất cần thiết và cấp bách.

Đứng trước bất cập này, tháng 8/2015, Bộ Tài chính đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép vận chuyển hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biến quốc tế áp dụng cho cụm cảng khu vực TP HCM và Cái Mép – Thị Vải. Tuy nhiên, ngày 25/11/2015, Văn phòng Chính phủ đã có công yêu cầu: Việc vận chuyển hàng trung chuyển giữa các cảng biển quốc tế khu vực TP HCM và các bến cảng Cái Mép – Thị Vải thực hiện như quy định hiện hành.

Hải quan chủ động gỡ

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc cho phép vận chuyển hàng trung chuyển quốc tế giữa các cảng biển khu vực TP HCM và các bến cảng Cái Mép -Thị Vải sẽ tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh. Giải pháp liên doanh, liên kết này sẽ tiết kiệm nguồn lực do tận dụng các mối liên kết và chia sẻ các hạ tầng sẵn có, giảm việc đầu tư dàn trải và do đó tăng hiệu quả kinh tế, giảm tải áp lực lên các cảng TP HCM.

Để gỡ vướng cho DN, phía Hải quan đã chủ động xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình. Một mặt, hướng dẫn việc giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển giữa các khu vực cảng biển thuộc một cụm cảng biển và do một Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý. Mặt khác, đối với trường hợp do nhiều Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan xin ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ liên quan (Công Thương, GTVT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép hàng hóa được làm thủ tục trung chuyển giữa các cụm cảm biển thuộc địa bàn quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau; đồng thời mở rộng chủng loại hàng hóa được thực hiện dịch vụ trung chuyển như: Hàng rời, hàng lỏng, khí…

Tổng cục Hải quan kỳ vọng những giải pháp này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng biển quốc tế Việt Nam trong việc thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế.

Theo Enternews

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video