‘Cuộc chiến’ ghế chủ tịch ở Xây dựng Hòa Bình: Ai cũng nói mình đúng, muốn giải quyết 'hòa bình'

Ông Nguyễn Công Phú và ông Lê Viết Hải vẫn chưa có tiếng nói chung khi cả hai đều cho rằng mình là chủ tịch Hòa Bình. Ông Phú cho hay nếu không giải quyết trong ‘hòa bình’ sẽ kiện, trong khi ông Hải khẳng định đã chuẩn bị tình huống pháp lý.

Ông Nguyễn Công Phú khẳng định là "chủ tịch của Hòa Bình"

Chiều 5-1, TS Nguyễn Công Phú (thành viên độc lập HĐQT trước ngày 1-1, được bầu làm chủ tịch HĐQT Hòa Bình từ ngày 1-1 theo nghị quyết số 51) và một số thành viên HĐQT Tập đoàn xây dựng Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với báo chí liên quan đến bất đồng về chiếc ghế chủ tịch tại tập đoàn này.

Ông Nguyễn Công Phú cho biết rất "choáng váng" khi nhận được tin ông Lê Viết Hải muốn trở lại ghế chủ tịch dù trước đó đã có nghị quyết bầu ông Phú làm chủ tịch tập đoàn này từ 1-1.

Liên quan đến vấn đề mấu chốt là cuộc họp HĐQT ngày 31-12-2022 và nghị quyết số 53 để hoãn việc bầu ông Phú lên làm chủ tịch, ông Phú cung cấp nhiều thông tin và tái khẳng định cuộc họp này "không hợp lệ", nghị quyết số 53 "không có hiệu lực" do không đủ thành viên dự họp.

Đồng thời, ông Phú cho rằng ông không tham dự cuộc họp, các tin nhắn trao đổi trong Viber mang tính chất cá nhân.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Duy - thành viên HĐQT độc lập, phó tổng giám đốc của Hòa Bình - cho biết do trước đó HĐQT đã họp với 8/8 thành viên thống nhất bầu ông Phú làm chủ tịch nên nếu muốn hoãn nghị quyết này cần chờ ông Phú đi Pháp về.

Ông Dương cho hay khi có thông tin cuộc họp, ông Duy đã không đồng ý.

Lập vi bằng tin nhắn nội bộ của các thành viên HĐQT Hòa Bình

Ông Dương Văn Hùng - thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình - cho biết ông không tham dự họp HĐQT vì thấy việc hoãn thi hành nghị quyết trong khi không có các thành viên sẽ ảnh hưởng đến danh dự của những người đã bầu.

Đưa ra tập tài liệu, ông Hùng cho biết các nội dung tin nhắn, trao đổi đã được lập vi bằng và nếu cần sẽ đưa ra tòa án, kể cả cơ quan điều tra.

Theo ông Hùng, nếu như cuộc họp HĐQT ngày 10-1 tới đây không thống nhất, ông Lê Viết Hải không rời ghế chủ tịch, không giải quyết nội bộ trong "hòa bình", buộc lòng ông Phú sẽ khởi kiện chính thức ra tòa.

Điều này cũng được ông Phú khẳng định dù cho rằng kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến công ty Hòa Bình.

Liên quan đến vấn đề tài chính của tập đoàn và các công ty thành viên, ông Hùng cho biết nội dung này sẽ được đặt vấn đề trong cuộc họp ngày 10-1, sau cuộc họp này mới tính đến việc mời các cơ quan có thẩm quyền vào giải quyết các vấn đề tài chính.

Theo ông Hùng, mới đây Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có văn bản yêu cầu giải trình và yêu cầu gửi văn bản cuộc họp ngày 31-12.

Ông Lê Viết Hải: Đã lường trước bị kiện, khẳng định cuộc họp ở Hòa Bình là đúng luật

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về các nội dung mà ông Nguyễn Công Phú và các thành viên HĐQT đưa ra, tối 5-1 ông Lê Viết Hải tái khẳng định cuộc họp ngày 31-12-2022 được thực hiện theo đúng điều lệ và đúng pháp luật.

Theo ông Hải, ông đã lường trước tình huống bị kiện, đồng thời ông cũng đã chuẩn bị các phương án về pháp lý đối với ông Phú.

"Tôi khẳng định đúng pháp luật, đúng điều lệ công ty, tôi rất thận trọng", ông Hải nói về cuộc họp để ông trở lại ghế chủ tịch và khẳng định đủ thành phần để cuộc họp này hợp pháp.

 

Theo Ngọc Hiển (Tuổi Trẻ)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video