Vùng ĐBSCL thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Hội nghị đầu tư vào ĐBSCL thường niên lần thứ 3 năm 2015, điểm nhấn của Chương trình “Giao lưu văn hóa, thương mại Việt Nam - Nhật Bản 2015 vừa được khai mạc vào sáng ngày 20/11 tại TP Cần Thơ.
[caption id="attachment_9343" align="aligncenter" width="700"]
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh thành ĐBSCL, đại diện Trung tâm xúc tiến, các Sở ban ngành 13 tỉnh đồng bằng và đại diện các doanh nghiệp, nhà sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực có sản phẩm đặc trưng của vùng. Về phía đại biểu quốc tế, có sự hiện diện của các Tổng lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, các Thương vụ, Phòng Thương mại, Tổ chức Xúc tiến, Hiệp hội doanh nghiệp các nước và đặc biệt là đại diện các công ty tư vấn đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp FDI và các đoàn doanh nhân đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ đang mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ĐBSCL.
Nghị sự một ngày, nhiều thông tin được trao đổi và thảo luận của các diễn giả đến từ VCCI, CLB Mekong, Công ty tư vấn quốc tế, tổ chức xúc tiến quốc tế …; đã tạo dựng được niềm tin và cơ hội tốt cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và Châu lục …
Tại hội nghị, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI - Chi nhánh Cần Thơ cho biết, ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế năng động của Việt Nam với thế mạnh truyền thống về nông nghiệp và thủy hải sản. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống người dân nơi đây không ngừng được nâng cao, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển ngành bán lẻ tại các tỉnh, thành trong vùng. Hiện tại, hàng loạt dự án công trình quy mô lớn về hạ tầng kỹ thuật, khai thác năng lượng, chế biến đang được đầu tư tại các tỉnh thành, tạo ra mạng lưới nối kết đa ngành, là cơ hội phát triển cho khu vực thương mại, dịch vụ và cả công nghiệp.Dự án đào kênh Quan Chánh Bố để đón tàu trọng tải lớn vào sông Hậu cũng đã được khởi động. Các dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Sân bay quốc tế Cần Thơ, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lần lượt được đưa vào sử dụng cùng nhiều công trình trọng điểm khác như: Trung tâm Điện lực Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), Trung tâm Điện lực sông Hậu (tỉnh Hậu Giang), Cảng hàng không Phú Quốc… cũng đã được khởi công xây dựng. đây chính là tiền đề quan trọng cho việc tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển cho vùng ĐBSCL.
Theo ông Dũng, ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, giàu tiềm năng nông nghiệp, nhưng đang đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, cho nên rất cần sự đầu tư quốc tế để đổi mới công nghệ, cải thiện năng lực cạnh tranh, qua đó, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về cơ hội để đầu tư vào vùng ĐBSCL, ông Christoph Lam – Project Manager (BDG), công ty tư vấn quốc tế Đức tại Việt Nam cho biết, Vùng ĐBSCL từ năm 2010 có mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 10%, mức nghèo của cư dân từ 12 % đã giảm xuống còn 8-9%. Hạ tầng gia tăng mạnh mẽ, điểm nhấn ấn tượng trong thời gian gần đây là công trình như : cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ cầu Hàm Luông (Bến Tre) đã được thông xe, tạo thế giao thông thông suốt liên hoàn kết nối ĐBSCL với cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng. Hiện ĐBSCL có 50 khu công nghiệp, trong đó có 17 khu đang được xây dựng, thu hút đầu tư FDI tăng, toàn vùng ĐBSCL có hơn 500 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 7,83 tỷ USD. Tỉnh Long An đang dẫn đầu chiếm 60% tổng vốn FDI, kế đến là Kiên Giang, TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, đa phần dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt rất thấp. Tổng vốn FDI trong hơn 20 năm qua tại khu vực này chiếm chưa đến 4% so với tổng vốn FDI cả nước.
[caption id="attachment_9344" align="aligncenter" width="700"]
Nhưng thách thức với vùng ĐBSCL là đất đai rất màu mỡ, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhưng năng suất lao động rất thấp, các sản phẩm hàng hóa chủ lực có giá trị gia tăng thấp, do sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn là thủ công, chi phí cao rất khó cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhưng trong xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp, có những rủi ro nhất định. Nhưng ĐBSCL là một lợi thế của quốc gia, lợi thế vùng Đông Nam Á và Châu Á. Bởi nơi đây có hơn 17 triệu dân, mức độ tiêu dùng lớn hơn Camphuchia, Lào và cả Châu âu, lại có nguồn lao động dồi dào với hơn 10 triệu người. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức phát huy hết tiềm năng đặc thù này, trong tương lai, ĐBSCL sẽ là nơi phát triển vượt trội, ông Ông Christoph Lam nói:
Theo ông Yasuzumi Hirotaka – Giám đốc điều hành JETRO tại TP.HCM cho rằng, Giá công nhân tại Việt Nam đang rất hấp dẫn, gần đây các công ty của Nhật Bản đã rút khỏi Trung Quốc, Thái Lan để đến Lào, Camphuchia và Myanmar.., nhưng Việt Nam đã là điểm đến hấp dẫn của các công ty Nhật Bản, cụ thể là ¼ doanh nghiệp Nhật Bản dời Trung Quốc đã đến Việt Nam. Ngoài nhân công rẻ, hạ tầng được cải thiện và triển vọng hiệp định TPP được phê chuẩn, không chỉ Việt Nam phấn khởi, các nước bên ngoài còn phấn khởi hơn.
Thêm một điểm tốt nữa là vùng ĐBSCL ít ảnh hưởng bởi Trung Quốc, lao động có trình độ học vấn cao hơn các nước trong khu vực – đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn, nên doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn ĐBSCL để đầu tư. Qua khỏa sát, vùng ĐBSCL còn cung cấp nguyên liệu phục vụ nhu cầu đầu vào cho nhà sản xuất nước ngoài tốt hơn các tỉnh thành vùng đồng bằng Sông Hồng. Riêng về công nghiệp phụ trợ, 3-4 năm trước chỉ đạt 20%, nay đã tăng lên 30%. Nhưng để phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ Việt Nam cần có thêm chính sách để thúc đẩy, đồng thời phải cải thiện việc tiếp cận vốn với Ngân hàng, hiện các doanh nghiệp vẫn gặp khó do liên quan đến thủ tục, làm mất cơ hội phát triển của các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ông Yasuzumi Hirotaka viện dẫn, sau thế chiến II (1945), kinh tế Nhật Bản rất khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật lúc bấy giời hỗ trợ tích cực doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chỉ sau 2 năm hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vươn lên hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn phát triển trở thành những Tập đoàn kinh tế lớn sau này.
Để đầu tư vào vùng ĐBSCL, JETRO tại TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ công ty tư nhân của Nhật Bản tìm hiểu thị trường và xúc tiến đầu tư, nhưng để thành công Chính phủ Việt Nam cũng phải tích cực hỗ trợ các doanh nghiệptư nhân trong nước, tạo sự hợp tác và liên kết phát triển, ông Yasuzumi Hirotaka nói.
Trường Ca