VTVCab IPO bất thành sau lùm xùm cắt nhiều kênh truyền hình

Nguyên nhân khiến VTVCab không thể tổ chức đấu giá chào bán cổ phần ra công chúng (IPO) do chỉ một nhà đầu tư đăng ký tham gia phiên đấu giá này.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo kết quả đăng ký tham gia đấu giá cổ phần tại Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam – VTVCab. Theo đó, đến hết hạn đăng ký và đặt cọc tiền (ngày 10/4) chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá mua cổ phần VTVCab. Theo quy định, cuộc đấu giá cổ phần tại VTVCab sẽ không đủ điều kiện tổ chức vào ngày 17/4 như kế hoạch. Trước đó, công ty truyền hình cáp này đã có kế hoạch bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng với khối lượng hơn 42,29 triệu cổ phần, giá khởi điểm lên tới 140.900 đồng/cổ phần, gấp 140 lần mệnh giá. Với mức giá này, VTVCab dự kiến thu về số tiền tối thiểu gần 6.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ công ty sau cổ phần hóa là 884 tỷ đồng, tương đương 88,4 triệu cổ phần. Số cổ phần mang ra đấu giá chiếm 47,8% vốn điều lệ công ty sau cổ phần hóa.
[caption id="attachment_90275" align="aligncenter" width="660"] Chỉ một nhà đầu tư đăng ký tham gia mua cổ phần VTVCab khiến thương vụ IPO không thể diễn ra theo đúng kế hoạch. Ảnh: VTVCab.[/caption]

Đáng chú ý, việc IPO với mức giá khởi điểm lên tới 140.900 đồng/cổ phần, tương đương định giá lên tới 12.400 tỷ đồng, khiến nhiều người đặt câu hỏi công ty này có gì mà giá trị đến như vậy.

Với mức lợi nhuận kế hoạch năm 2018 chỉ là 74 tỷ đồng, tương đương hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu (P/E) của VTVCab lên tới 168 lần, cao gấp nhiều lần mặt bằng chung PE của thị trường chứng khoán Việt vốn đã được cho rằng cao hơn so với các thị trường khác. Thậm chí, lợi nhuận công ty này thu về trong những năm trước đó cũng thua so với đối thủ là Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) – liên doanh của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Saigontourist.

Theo kế hoạch kinh doanh của VTVCab, doanh thu trong 4 năm tới của công ty chỉ khoảng 3.000-4.500 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ trên dưới 110 tỷ. Đến năm 2022, doanh thu dự kiến gần 4.500 tỷ và lãi trước thuế khoảng 283 tỷ.

Đáng chú ý, trước thềm IPO, VTVCab trở thành tâm điểm trong lùm xùm tự cắt hàng loạt kênh mà không thông báo cho khách hàng. Công ty đã dừng cung cấp 22 kênh truyền hình nước ngoài được khán giả yêu thích, như HBO, Max by HBO, Disney, Cartoon Network, FoxSports... từ ngày 1/4, đưa vào những kênh khác với cam kết hay hơn những kênh cũ.

Vấn đề này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã yêu cầu VTVCab báo cáo sự việc để tiến hành xác minh. Trường hợp nhà đài vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.

VTVCab là công ty con của VTV, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền… Hiện VTVCab có 35 chi nhánh phụ thuộc và 18 chi nhánh hợp tác kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp trên cả nước.

Công ty có một số công ty thành viên như Công ty cổ phần Công nghệ Việt Thành (51%), Công ty cổ phần Truyền hình tương tác Việt Nam (51%), Công ty cổ phần Phát triển thể thao VTVcab (50,1%), VTVcab Nam Định (39%)…

Theo Zing

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video