Việt Nam nhảy vọt trong danh sách cạnh tranh toàn cầu

Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018 được công bố vào thứ 4 (26/9). khẳng định các nước đang cải thiện về y tế, giáo dục, công nghệ.

Danh sách cạnh tranh toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy một bức tranh hỗn độn về châu Á, trong khi Việt Nam và Indonesia nhảy vọt về thứ bậc thì Nhật Bản và Ấn Độ giảm sút.

Việt Nam nhảy lên vị trí thứ 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm. Theo đó, đất nước có những tiến bộ đáng chú ý về công nghệ và hiệu quả thị trường lao động. Thương mại cũng là một yếu tố lớn giúp Việt Nam thăng hạng: Đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đã loại bỏ một số cơ hội thương mại trong tương lai cho Việt Nam, nhưng báo cáo cho thấy "tăng trưởng của đất nước dự kiến sẽ được duy trì nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ".

[caption id="attachment_69684" align="aligncenter" width="665"] Việt Nam vượt qua "cú sốc" TPP để duy trì tăng trưởng[/caption]

Trong khi đó, Indonesia đứng ở vị trí thứ 36, tăng từ mức 41 năm ngoái. Những quốc gia châu Á khác cũng tăng bậc là Malaysia (23); Trung Quốc (27) và Thái Lan, (32). Philippines cũng tăng một bậc, lên vị trí thứ 56.

Nhật Bản dẫn đầu hướng ngược lại: Đứng thứ 9 sau khi tụt hạng trong năm thứ 2 liên tiếp. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tiếp tục phát triển tốt trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học, nhưng lại đang vật lộn với môi trường kinh tế vĩ mô do nợ công lớn.

Tuy nhảy vọt trong 2 năm trước, Ấn Độ lại giảm một bậc xuống vị trí thứ 40. Singapore một lần nữa, tụt xuống thứ 3 sau Mỹ.

Theo Nikkei

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video