Thủ tướng yêu cầu triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

Để đảm bảo việc thi hành Luật này từ ngày 1/7/2020 được kịp thời, hiệu quả, Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai tới các bộ, ngành, địa phương.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 15/11/2018 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Luật quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kế hoạch triển khai của Thủ tướng nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành địa phương để thi hành Luật trên phạm vi cả nước.

Thu tuong yeu cau trien khai thi hanh Luat Bao ve bi mat Nha nuoc hinh anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Hoàng Hà.

"Các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và văn bản hướng dẫn thi hành trong bộ, ngành, địa phương mình", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng phân công Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mở các hội nghị tập huấn, biên soạn, in, cấp phát tài liệu cho chiến sĩ, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Bộ Công an có trách nhiệm quy định về thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật của Nhà nước, các nhiệm vụ liên quan đến bị mật Nhà nước, tiêu hủy bí mật Nhà nước.

Bên cạnh đó Bộ có trách nhiệm rà soát các VBPL hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước , VKSND Tối cao, TAND Tối cao xây dựng danh mục bí mật Nhà nước theo phạm vi quản lý.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 bao gồm 5 Chương, 28 Điều quy định về bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo vệ bí mật nhà nước.

Luật này áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Theo Sơn Hà
Zing

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video