Quý I/2018, VAMC sẽ mua nợ xấu với lãi suất bao nhiêu?

VAMC vừa công bố mức lãi suất tham chiếu là 9,8%/năm đối với các khoản nợ xấu VNĐ và 4,9%/năm đối với khoản vay USD được áp dụng trong quý I/2018.

Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng (VAMC) đưa ra thông báo về mức lãi suất tham chiếu của các khoản nợ xấu được VAMC mua. Mức lãi suất lãi suất đối với VNĐ giảm từ 9,9% trong quý IV/2017 xuống còn 9,8% trong quý I/2018. Còn lãi suất áp dụng cho USD và EUR vẫn giữ nguyên so với quý IV/2017.

Lãi suất tham chiếu được xác định từ lãi suất huy động vốn bình quân 12 tháng (cá nhân và tổ chức kinh tế) của 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) cộng với biên độ lãi suất được xác định là mức bình quân chênh lệch giữa lãi suất cho vay ngắn hạn 12 tháng thông thường với lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng trên.

Mức lãi suất này được áp dụng đối với các khoản nợ xấu được VAMC chấp thuận điều chỉnh lãi suất trong quý I/2018.

Đối tượng áp dụng là các khách hàng và khoản nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

VAMC đã đạt chỉ tiêu khi tính đến hết ngày 30/9, Công ty hoàn thành mua nợ của 14 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 25.536 tỷ đồng, giá mua nợ là 24.999 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2013 đến 30/9/2017, VAMC đã mua được 26.171 khoản nợ của 16.230 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 301.091 tỷ đồng, giá mua nợ là 270.923 tỷ đồng. Tuy nhiên, VAMC mới xử lý được 60.000 tỷ đồng và còn xấp xỉ 210.000 tỷ đồng chưa được xử lý. VAMC mới đây cũng đã được phê duyệt cấp tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.

Các ngân hàng thương mại hiện dựa vào Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nên đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, tạo ra những bước chuyển biến lớn.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video