Quốc Cường Gia Lai bán công ty BĐS sông Mã, giá tối thiểu 172 tỷ đồng

Toàn bộ 49,9% vốn BĐS Sông Mã dự kiến được QCGL bán giá tối thiểu 172 tỷ đồng. QCGL mua công ty này từ năm 2017, đã bán 50% cổ phần vào năm 2018 và phần còn lại rao bán năm nay.

Quốc Cường Gia Lai bán công ty BĐS sông Mã, giá tối thiểu 172 tỷ đồng

Phối cảnh một dự án của QCGL. Ảnh: CĐT

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCGL - HoSE: QCG ) thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 49,9% vốn tại CTCP Bất động sản (BĐS) Sông Mã, tương ứng gần 4 triệu cổ phiếu. Giá chuyển nhượng tối thiểu 172 tỷ đồng.

Công ty BĐS Sông Mã được QCGL mua 99,8% vốn trong năm 2017 với giá 333 tỷ đồng. Công ty này được chuyển đổi từ Công ty TNHH 2 thành viên Tư vấn Xây dựng sông Mã, thành lập năm 2000, hoạt động chính là xây dựng dân dụng, công nghiệp, kinh doanh phát triển nhà, môi giới mua bán nhà. Vốn điều lệ công ty trước khi QCGL mua là 80 tỷ đồng, do 3 cổ đông sáng lập gồm bà Hồ Thảo Nguyên (25%), bà Nguyễn Thị Bích Thủy (55%) và ông Đinh Văn Hùng (20%).

Năm 2018, QCGL đã bán 49,9% vốn tại BĐS sông Mã, khi công ty này đang sở hữu quỹ đất dự án Phước Lộc - Nhà Bè.

Tại thời điểm cuối quý I, BĐS Sông Mã nắm 24,45% quyền biểu quyết tại CTCP Giai Việt, cùng với 74,45% quyền biểu quyết trực tiếp của QCGL. Giai Việt cũng chính là đơn vị thực hiện dự án Giai Việt Residence, đường Tạ Quang Bửu, Quận 8, TP HCM. Dự án này trước đây do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai triển khai trước một block căn hộ, sau đó HAGL rút khỏi bất động sản. QCGL với công ty con là Giai Việt xin UBND TP HCM duyệt quy hoạch khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ.

Theo Khổng Chiêm (Người đồng hành)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video