Prudential Việt Nam đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?

Prudential Việt Nam hiện là công ty bảo hiểm có mạng lưới phân phối các sản phẩm qua kênh ngân hàng lớn nhất. Đáng chú ý, Prudential chi hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Bancassurance (bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng) đã manh nha từ những năm 1990, song bancassurance chỉ thực sự khởi động từ năm 2001. Từ đó đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong hoạt động. Đây là một kênh trong chiến lược phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm cả nhân thọ lẫn phi nhân thọ, liên kết với các ngân hàng thương mại để cung cấp có hiệu quả các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình.

Prudential Việt Nam đang "bắt tay" cùng 7 ngân hàng

Prudential Việt Nam đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?

Câu chuyện về bảo hiểm nhân thọ đang rất nóng hiện nay sau rất nhiều tố cáo của người dân về vụ việc nhân viên một số ngân hàng lôi kéo, chào mời, thậm chí tư vấn sai dẫn đến tiền gửi tiết kiệm của dân bị biến thành hợp đồng bảo hiểm.

Trước bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có Prudential Việt Nam và phát hiện rất nhiều sai phạm.

Prudential Việt Nam là một trong những công ty bảo hiểm có mạng lưới phân phối các sản phẩm qua kênh ngân hàng lớn nhất.

Cụ thể, Prudential Việt Nam đang có quan hệ hợp tác đồng thời với 7 ngân hàng bao gồm MSB, VIB, SeABank... và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Standard Chartered Bank, UOB, Shinhan Bank.

Trong đó, tháng 3/2021, ngân hàng MSB và Prudential Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Hợp tác chiến lược kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng.

Thỏa thuận hợp tác độc quyền này kéo dài trong 15 năm tới. Theo đó, khách hàng sẽ được giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm đa dạng của Prudential qua mạng lưới 263 chi nhánh & Phòng giao dịch trên 51 tỉnh thành của MSB cùng hệ thống ngân hàng số đang được phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, hai bên cũng dự định sẽ thực hiện nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng khi mua mới các sản phẩm bảo hiểm của Prudential qua kênh của MSB.

Chiến lược hợp tác Bancasurance đã được MSB và Prudential Việt Nam xây dựng từ năm 2013, áp dụng cho dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên một số địa bàn trong hệ thống của MSB. Doanh thu phí bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 34% tính từ năm 2014 đến 2020.

Prudential Việt Nam đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?
Đại diện lãnh đạo MSB và Prudential Việt Nam ký hợp tác chiến lược kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng

Ngoài ra, Prudential Việt Nam và SeABank ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền vào năm 2020 với thời hạn 20 năm.

Đối với ngân hàng VIB, Prudential Việt Nam đã chính thức ký kết thảo thuận đối tác chiến lược lâu dài triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng với thời hạn 15 năm. Theo đó, VIB sẽ độc quyền phân phối tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential qua các kênh phân phối của ngân hàng. Hai bên sẽ tập trung vào các sản phẩm sản phẩm nhân thọ phù hợp với giải pháp tài chính của khách hàng, bao gồm bảo hiểm liên kết đầu tư với các tính năng: bảo vệ, đầu tư và tích lũy.

Mới đây nhất, ngày 19/6, Prudential Việt Nam và VIB ký thỏa thuận gia hạn hợp tác chiến lược đến năm 2036 và mở ra một chương mới cho mảng bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam.

Việc gia hạn thỏa thuận hợp tác chiến lược phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng (bancassurance) lần này nhằm hiện thực hóa mục tiêu củng cố niềm tin của khách hàng, thúc đẩy mạnh mẽ xu thế phát triển của “thế hệ bancassurance mới” đồng thời góp phần lành mạnh hóa và phát triển bền vững mảng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam.

Prudential Việt Nam chi hàng nghìn tỷ đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Doanh thu Prudential Việt Nam ghi nhận có sự tăng trưởng đều qua các năm, tuy vậy lợi nhuận lại rất bấp bênh.

Năm 2022, công ty bảo hiểm này đạt mức kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận, trong đó lãi sau thuế hơn 3.600 tỷ đồng. Trong khí đó năm 2021 lãi sau thuế chỉ 473 tỷ đồng. Còn trước đó từ 2018-2020 lợi nhuận sau thuế của Prudential đều trên nghìn tỷ, trong đó 2019 và 2020 đều trên 2.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực bảo hiểm có đặc thù là dòng tiền đều đặn và nắm giữ lượng tiền lớn của khách hàng. Số tiền này thường được các công ty bảo hiểm sử dụng một phần để đầu tư, tạo thêm nguồn thu nhập trả lãi khách hàng.

Do đó, số tiền phí thu từ khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đem gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương. Ngoài ra, một phần trong lượng vốn này cũng được các công ty bảo hiểm dùng để mua các loại tài sản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…

Hiện tại, Prudential Việt Nam đang ưu tiên đầu tư tài chính dài hạn hơn ngắn hạn. Tính đến cuối năm 2022, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại Prudential Việt Nam tăng 6% lên 108.924 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tổng giá trị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ các quỹ liên kết đơn vị và khác quỹ liên kết đơn vị hơn 15.400 tỷ đồng.

Prudential Việt Nam đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?
Prudential dành hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. (Nguồn: Báo cáo tài chính riêng 2022)

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng 60% lên 31.984 tỷ đồng. Tuy nhiên, không phải khoản đầu tư nào cũng mang lại trái ngọt. Do biến động từ thị trường chứng khoán, công ty ghi nhận khoản lỗ gần 300 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán.

Prudential Việt Nam đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?
Prudential Việt Nam ghi nhận khoản lỗ gần 300 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán (nguồn: BCTC riêng lẻ năm 2022)

Prudential Việt Nam chi hơn 11.500 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu, gấp gần 2 lần so với vốn điều lệ. Danh mục của Prudential Việt Nam bao gồm các chứng khoán niêm yết và chứng khoán đã đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Dù giá trị đầu tư lớn song Prudential không nêu cụ thể các mã chứng khoán mà đơn vị này đang nắm giữ. Công ty cũng không thông tin có đang dự phòng cho đầu tư chứng khoán hay không và số dự phòng chi tiết là bao nhiêu.

Có thể thấy, các khoản đầu tư rất lớn, song Prudential Việt Nam lại không nêu cụ thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nào.

Theo Hà Phương - Huy Tùng (Petrotimes)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video