Phục hồi thương mại của Trung Quốc vẫn còn xa dù kiểm soát được đại dịch Covid-19

Sự sụt giảm trong giao dịch thương mại của Trung Quốc dự kiến sẽ được thiết lập trong quý thứ 2 liên tiếp do nhu cầu toàn cầu bị sụt giảm do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.

 

Dự báo tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều sẽ giảm 10% trở lên trong tháng 3, nối dài những sự sụt giảm của 2 tháng đầu năm. Triển vọng thương mại toàn cầu cũng không có gì xán lạn hơn. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, năm 2020 có thể ghi nhận mức sụt giảm tồi tệ nhất trong thương mại toàn cầu kể từ Đại Suy thoái 1930.

Năm 2019, các lô hàng của Trung Quốc đã hứng chịu những tác động do cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như sự tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Dịch bệnh bùng phát sau đó khiến các số liệu của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 với việc xuất khẩu giảm 17,2% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, chẳng hạn như Mỹ, có thể phải đối mặt với nhiều tháng đình trệ do các lệnh cách ly xã hội. Điều này khiến nhu cầu với các loại hàng hóa và nguyên liệu từ Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng. Tiêu dùng và sản xuất ở Mỹ và châu Âu có thể phải mất nhiều tháng để trở lại bình thường.

Betty Wang, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Australia & New Zealand Banking Group, Hồng Kông, nhận định: "Nếu các thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc, bao gồm châu Âu và Mỹ, tiếp tục bị phong tỏa trong quý 2, gần như chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ gặp khó trong 3 tháng tiếp theo. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống 2 con số trong quý 2 ngay cả khi xuất khẩu các mặt hàng y tế của nước này đã góp phần bù đắp một chút thiệt hại".

Rất nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng chia sẻ nhận định tương tự bà Wang. Ning Zhang, chuyên gia kinh tế của UBS, nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm tới 20% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 vì các cuộc suy thoái sắp tới ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi khác. 

Larry Hu của Macquarie Group Ltd. Cũng cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm trong quý 2 và cả năm con số có thể lên tới -13%.

Trong kịch bản được mô tả là lạc quan mà WTO công bố hồi tuần trước, tổ chức này cho rằng thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm 13% trong năm 2020. Lần cuối cùng, thương mại toàn cầu giảm là vào năm 2009 với mức sụt 12%. Đây là năm thế giới hứng chịu những tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong khi đó, kịch bản bi quan của WTO cho thấy khối lượng hàng hóa toàn cầu sẽ rơi tới 32% trong năm nay. Nếu kịch bản bi quan trở thành sự thực, thương mại của Trung Quốc có thể giảm tới 13%, Larry Hu cho biết.

Tham khảo: Bloomberg

Theo Nhịp sống kinh tế

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video