Ông Nguyễn Thành Phong: TP HCM sẽ giữ vững ổn định chính trị

Theo lãnh đạo TP HCM, những vụ việc kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ đã khiến thành phố "phải huy động cả hệ thống để ổn định tình hình".

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương chiều 28/12, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói "thành phố đã trải qua một năm 2018 với nhiều khó khăn, thách thức khi vừa điều hành phát triển kinh tế xã hội, vừa tập trung thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán".

Theo ông, có những vụ việc kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ "khiến TP HCM phải huy động cả hệ thống chính trị để ổn định tình hình an ninh, trật tự".

Ngoài ra, môi trường đầu tư của thành phố cũng bị ảnh hưởng, nhiều dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư chậm lại sau chủ trương tạm dừng xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ đầu năm 2018.

[caption id="attachment_116106" align="aligncenter" width="500"] Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: Hữu Khoa[/caption]

Tuy nhiên, theo ông Phong, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân, TP HCM đã tập trung triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, HĐND TP trên tất cả các lĩnh vực.

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng (tăng 8,3%), đạt chỉ tiêu đề ra; thu hút đầu tư nước ngoài hơn 7 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ; thành lập mới hơn 44.000 doanh nghiệp.

TP HCM cũng đã triển khai nghị quyết 54 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố với 16 nội dung cụ thể, bước đầu đạt kết quả tích cực.

"Các cơ chế, chính sách ban hành đã góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ, công chức thông qua chi thu nhập tăng thêm; đẩy mạnh thu hút chuyên gia, nhà khoa học và đẩy nhanh thực hiện các dự án nhóm A, dự án chuyển mục đích sử dụng hơn 10 ha đất lúa...", ông Phong nói.

Chủ tịch TP HCM cho biết, thành phố xác định mục tiêu của năm 2019 là "đột phá cải cách hành chính, thực hiện hiệu quả nghị quyết 54 của Quốc hội" với một loạt các giải pháp được đề ra như: Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng chính quyền điện tử; giảm thủ tục; đánh giá công khai các đơn vị; xác định trách nhiệm người đứng đầu.

"Thành phố cũng sẽ tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là các vụ việc kéo dài, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn", ông Phong khẳng định.

Tại cuộc họp, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng cho biết Đà Nẵng đã có một năm đối mặt với nhiều khó khăn "cả chủ quan và khách quan". Để chủ động tháo gỡ, thành phố đã tích cực rà soát, điều chỉnh, xử lý nhiều vấn đề tồn tại trên địa bàn; điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị; định hướng tái cơ cấu kinh tế thành phố trong thời gian tới...

[caption id="attachment_116105" align="aligncenter" width="500"] Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.[/caption]

Để có điều kiện phát triển tốt hơn trong năm 2019, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng và các bộ ngành sớm tháo gỡ những vướng mắc trong việc thanh tra về đất đai trên địa bàn từ năm 2012, "tạo điều kiện tháo gỡ nguồn lực cho hàng trăm, hàng nghìn khu đất ở Đà Nẵng".

Ông cũng mong muốn các cơ quan chức năng Trung ương đẩy nhanh tiến độ, sớm kết thúc thanh tra, điều tra các vụ án liên quan đến Đà Nẵng, để thành phố có điều kiện tập trung thời gian và nguồn nhân lực phát triển kinh tế, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, ngoài những kết quả khả quan về kinh tế, thành phố đã làm được nhiều việc người dân đánh giá cao, trong đó có chương trình trồng một triệu cây xanh hoàn thành sớm 2 năm so với kế hoạch.

Hà Nội đề xuất Chính phủ sớm giải quyết các điểm nghẽn trong đầu tư công, giải ngân vốn ODA, các dự án theo hình thức đối tác công tư BT, BOT. Ngoài ra sớm phê duyệt việc tăng vốn 2 tuyến đường sắt đô thị là Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi....

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Thủ tướng đánh giá cao Hà Nội trong năm qua đã tập trung phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, chính trang đô thị.

"Cây xanh ở Hà Nội là điểm sáng, tạo ra bộ mặt mới cho thủ đô. Trong đó vai trò của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là rất quan trọng", Phó thủ tướng nói.

Theo Hoàng Thùy Vnexpress

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video