Nợ công sẽ đạt gần 5 triệu tỷ đồng vào năm 2024

Nợ công giai đoạn 2022 - 2024 dự kiến vượt mốc 4 triệu tỷ đồng và đạt gần 5 triệu tỷ đồng vào năm 2024.

Dự kiến dư nợ công cuối năm 2021 đạt 43,7% GDP

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 sẽ được Chính phủ trình Quốc hội.

Dự toán thu ngân sách năm 2021 là hơn 1,34 triệu tỷ đồng. Giảm lần lượt 10,2% và 6,7% so với 2019, 2020.

Nợ công sẽ đạt gần 5 triệu tỷ đồng vào năm 2024 - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Tài chính

Tuy nhiên, Bộ Tài chính dự kiến, năm 2021, trong khoản thu NSNN ước đạt 1,36 triệu tỷ đồng, khoản thu nội địa - chiếm đến 84,4% nguồn thu ngân sách, sẽ giảm 12,2% so với thực hiện năm 2020, ước tính chỉ đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng.

Nợ công sẽ đạt gần 5 triệu tỷ đồng vào năm 2024 - Ảnh 2.

Cơ cấu thu NSNN 2021 (Nguồn: Bộ Tài chính)

Đặc biệt, ước tính đến cuối năm 2021, dư nợ công khoảng 43,7% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 39,5%, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 38,8% so với GDP ước thực hiện, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 24,8% tổng thu NSNN.

Năm 2022, Bộ Tài chính dự toán tổng thu cân đối NSNN là 1,41 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021.

Mức dự toán nêu trên đã được Bộ Tài chính tính toán kỹ trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nhân lực, doanh thu sụt giảm mạnh, việc phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cần thời gian và chi phí lớn.

Về số chi năm 2022, dự kiến dự toán chi NSNN là hơn 1,784 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. 

Theo Bộ Tài chính, mức bội chi là 372,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN.

Trung bình mỗi người Việt sẽ "cõng" khoảng 37,7 - 49,6 triệu đồng nợ công

Đánh giá của Bộ Tài chính cho thấy, đại dịch Covid-19 đã và đang tạo thêm nhiều khó khăn, thách thức đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, tiếp tục tạo áp lực lớn đối với thu, chi và cân đối NSNN của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024.

Tổng thu ngân sách 3 năm 2022 - 2024 dự kiến 4,65 triệu tỷ đồng, còn chi ngân sách là 5,8 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã và đang tạo ra những thách thức đối với đối với Kế hoạch NSNN trung hạn 3 năm 2022 - 2024.

Bộ Tài chính thông tin, tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2022 - 2024 khoảng 3,8% GDP. Nợ công đến năm 2024 khoảng 43 - 44% GDP.

Đáng chú ý, tổng mức vay của NSNN giai đoạn 2022 - 2024 sẽ đều trên 500 nghìn tỷ đồng mỗi năm, trong đó năm 2024 dự kiến vay nhiều nhất với hơn 646 nghìn tỷ đồng.

Nợ công giai đoạn 2021 - 2024 được dự kiến lần lượt là: 3,708 triệu tỷ đồng; 4,073 triệu tỷ đồng; 4,475 triệu tỷ đồng; 4,881 triệu tỷ đồng. Song nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách vẫn dao động ở mức 20 - 22% (trừ năm 2021 ước tính 24,8% thu ngân sách).

Nợ công sẽ đạt gần 5 triệu tỷ đồng vào năm 2024 - Ảnh 3.

Nguồn: Bộ Tài chính

Tính đến ngày 27/10/2021, dân số Việt Nam là 98.423.361 người. Như vậy, trong giai đoạn 2021 - 2024, trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ "cõng" khoảng 37,7 - 49,6 triệu đồng tiền nợ công.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video