Nhà đầu tư Trung Quốc muốn vào Việt Nam “đón” TPP

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn vào Việt Nam để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với cơ hội hưởng thuế suất 0% khi Việt Nam tham gia. Xu hướng này đã tạo nên một làn sóng đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam.

[caption id="attachment_14732" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Trong 2 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc nằm trong top 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, chủ yếu là các lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm. Các doanh nghiệp Trung Quốc có mặt trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Đầu tư trục tiếp của Trung Quốc có mặt tại 55 tỉnh thành, trong đó phần lớn tập trung tại các thành phố đông dân cư, khu công nghiệp và các tỉnh giáp biên giới Việt-Trung.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) chỉ ra rằng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam cũng chỉ mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) với ông Lê Tuấn Thanh, Phó Trưởng phòng Quan hệ Việt - Trung, Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Tôi cho rằng, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng nhanh. Bởi, từ năm 1991 đến 2005, đầu tư của Trung Quốc chỉ khoảng 740 triệu USD, riêng năm 2006 đã tăng đột biến lên hơn 369 triệu USD, bằng hơn 1/3 của cả giai đoạn 15 năm qua. Trong 10 tháng đầu của năm 2007, theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, con số này là 301 triệu USD.

Mới đây, Chính phủ đồng ý về chủ trương cho các công ty trách nhiệm hữu hạn của Trung Quốc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp, dân cư và dịch vụ Long Giang (tỉnh Tiền Giang) với tổng diện tích 600ha. Những tín hiện trên cho thấy, Việt Nam đang dần trở thành thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc”

Tuy nhiên còn quá nhiều quan ngại về nguồn vốn đến từ đầu tư Trung Quốc bởi bên cạnh những mặt được, còn tồn tại vô số những nguy cơ và hệ lụy khó lường như cạn kiệt tài nguyên, tác động xấu đến môi trường…

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tich Hiệp hội Đầu tư nước ngoài thì điều quan trọng là Việt Nam phải tỉnh táo lựa chọn dự án đầu tư từ Trung Quốc. Cần nhận diện đúng hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam để đánh giá tác động tích cực, đồng thời xử lý có hiệu quả các khiếm khuyết đã được phát hiện, quan tâm đến động thái mới trong quan hệ Việt - Trung, nhằm lựa chọn đúng doanh nghiệp và dự án đầu tư, thu hút thêm vốn đầu tư từ nềnkinh tếlớn thứ hai thế giới, phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả dòng vốn FDI.

Theo toquoc.gov.vn

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video