Nguyễn Kim: “Danh” bất động sản, “thực” phân phối?

Với quyết định mua lại một doanh nghiệp dược phẩm của Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, có khả năng đây sẽ là mảnh ghép tiếp theo cho quá trình đầu tư vào lĩnh vực phân phối của Thương mại Nguyễn Kim.

"Danh" bất động sản.... Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim vốn là doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực lương thực, với vốn điều lệ 800 tỉ đồng. Hiện ông Nguyễn Văn Kim đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty này khi nắm giữ 46,6% cổ phần. Hiện nay, danh mục các công ty lương thực "dưới trướng" Nguyễn Kim có thể kể đến như Docimexco, Angimex, Du lịch An Giang, Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Sài Gòn Lương thực, Hoàn Mỹ. Trong đó, Nguyễn Kim nắm cổ phần chi phối đối với Angimex và Nguyễn Kim. Tuy nhiên sau đó, Nguyễn Kim đã chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản với một dự án có tổng vốn đầu tư 822,8 tỉ đồng tại Thừa Thiên Huế. Cụ thể, vào tháng 3/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký Quyết định về việc cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Giải trí - Văn phòng và Khách sạn Nguyễn Kim. Theo đó, khu đất ký hiệu A2 thuộc khu Du lịch - Thương mại Hùng Vương, phường Phú Hội có diện tích 6.126,8 m2 đã được tổ chức đấu giá và chỉ có một đơn vị tham gia đấu giá là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim. Do đó, UBND tỉnh đã đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim được thuê đất thông qua không thông qua đấu giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013. Thời hạn sử dụng đất đến hết tháng 6 năm 2065 và theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành đi vào hoạt động vào quý 1/2018.
[caption id="attachment_44200" align="aligncenter" width="700"] Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim cùng Thương mại Nguyễn Kim là hai pháp nhân đều có liên quan tới ông Nguyễn Văn Kim. [/caption]

... "thực" phân phối

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim cùng Thương mại Nguyễn Kim là hai pháp nhân đều có liên quan tới ông Nguyễn Văn Kim. Ông Kim hiện là chủ tịch của Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, doanh nghiệp có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và đăng ký kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản. Trong khi đó, Thương mại Nguyễn Kim – doanh nghiệp do ông Kim là cổ đông sáng lập, hiện là đơn vị vận hành chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

Với quyết định mua lại một doanh nghiệp dược phẩm của Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, có khả năng đây sẽ là mảnh ghép tiếp theo cho quá trình đầu tư vào lĩnh vực phân phối của Thương mại Nguyễn Kim.

Cụ thể, Nguyễn Kim sẽ mua thêm cổ phiếu LDP để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty dược này từ mức 24% hiện tại lên 51,14% vốn điều lệ công ty, đủ để Nguyễn Kim trở thành cổ đông chi phối tại Dược Lâm Đồng.

Để trở thành cổ đông chi phối tại đây, Nguyễn Kim dự kiến phải mua thêm khoảng 2,1 triệu cổ phiếu LDP với giá chào mua tối đa 32.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện tại, Dược Lâm Đồng hoạt động với vai trò công ty liên kết của Nguyễn Kim, nếu thương vụ hoàn tất, công ty dược này sẽ trở thành công ty con của Nguyễn Kim. Sau khi thương vụ hoàn tất, Dược Lâm Đồng vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông dược, mua bán thuốc, dược liệu, thiết bị y tế, xuất nhập khẩu thuốc…

Bên cạnh Dược Lâm Đồng, Nguyễn Kim cũng còn đầu tư vào Dược 3/2 (FT Pharma).

Theo số liệu từ Business Monitor International (BMI) trong báo cáo về ngành dược và chăm sóc sức khỏe Việt Nam, quy mô thị trường ước tính đạt doanh số 4,7 tỷ USD năm 2016, tăng trưởng 13% so với năm trước đó và sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số trong 5 năm tiếp theo. Trong đó, doanh số bán lẻ dược phẩm chiếm một phần ba về giá trị, tương đương 1,56 tỷ USD.

Theo nhiều thống kê, hiện nay hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam chủ yếu vẫn nằm trong tay các hệ thống cửa hàng thuốc tư nhân mà chưa có đơn vị nào chiếm lĩnh trên 20% thị phần. Đây được xem là thị trường đầy tiềm năng với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng đặc biệt như Nguyễn Kim.

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video