Nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thực hiện các giải pháp phù hợp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân.
Nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thực hiện các giải pháp phù hợp - Ảnh 1.

Nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, có giải pháp ổn định thị trường lúa gạo

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 6263/VPCP-KTTH ngày 21/9/2022 về việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Công văn nêu rõ, ngày 15/9/2022, Báo Kinh tế Sài Gòn có nêu: "Chuyện gì sẽ xảy ra khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo?": Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với mặt hàng gạo tấm (có hiệu lực từ sau ngày 15/9/2022). 

Đồng thời, Ấn Độ cũng áp thuế xuất khẩu 20% đối với các mặt hàng gạo trắng và gạo lứt (chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ). 

Nguyên nhân chính là do Chính phủ Ấn Độ đang ngày càng lo ngại về nguồn cung suy giảm và lạm phát giá lương thực… 

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:

Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính nghiên cứu bài báo nêu trên để theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi, bám sát tình hình để thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền và quy định pháp luật, bảo đảm an ninh lương thực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân; kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền của các bộ.

Theo Chí Kiên (Chinhphu.vn)

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video