Nghỉ Tết kéo dài, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh

Thời gian nghỉ lễ, các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hầu như bị gián đoạn khiến cán cân thương mại hàng hóa của cả nước bị giảm mạnh.

[caption id="attachment_13326" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2016 (từ 1/2 đến 15/2) chỉ đạt hơn 7,18 tỷ USD, giảm mạnh tới 48,2% (tương ứng giảm 6,69 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 1/2016.

Như vậy, tính đến hết ngày 15/2/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 33,38 tỷ USD, giảm 19,4% (tương ứng giảm 8,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 2/2016 thâm hụt 140 triệu USD, tính chung cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 2/2015 thặng dư 685 triệu USD.

kim ngach xuat khau giam 2

Cụ thể, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2016 đạt 3,52 tỷ USD, giảm 52,6% (tương ứng giảm 3,91 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 1/2016.

Tính đến hết ngày 15/2/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 17,03 tỷ USD, giảm 18% (tương ứng giảm 3,75 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Trong nửa đầu tháng 2/2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm so với kỳ 2 tháng 1 năm 2016 chủ yếu do giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng: hàng dệt may giảm 561 triệu USD, điện thoại các loại & linh kiện giảm 451 triệu USD, giày dép các loại giảm 413 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 295 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 239 triệu USD, hàng thủy sản giảm 210 triệu USD, phương tiện vận tải & phụ tùng giảm 185 triệu USD.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 2,48 tỷ USD, giảm mạnh tới 49,9% (tương ứng giảm 2,47 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 01/2016 và chiếm hơn 70% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong kỳ. Như vậy, tính đến hết ngày 15/2/2016 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 11,67 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2016 đạt 3,66 tỷ USD, giảm mạnh tới 43,1% (tương ứng giảm 2,78 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 1.

Tính đến hết ngày 15/2/2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 16,35 tỷ USD, giảm 20,8% (tương ứng giảm 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 2/2016 giảm mạnh 2,78 tỷ USD so với nửa cuối tháng 1/2016 chủ yếu ở một số mặt hàng như máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 588 triệu USD, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày giảm 361 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 206 triệu USD, hóa chất & sản phẩm hóa chất giảm 154 triệu USD, sắt thép các loại giảm 142 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu giảm 132 triệu USD…

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 2/2016 đạt 2,43 tỷ USD, giảm 33,2% (tương ứng giảm 1,21 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 1/2016 và chiếm 66% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong kỳ này.

Như vậy, tính đến hết ngày 15/2/2016 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 9,7 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2015.

Việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong nửa đầu tháng 2 một phần nguyên nhân rất lớn là do rơi đúng vào thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán, từ ngày 6/2-15/2 (tức từ ngày 28 đến ngày 8 Tết). Thời gian nghỉ lễ, các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hầu như bị gián đoạn khiến cán cân thương mại hàng hóa của cả nước bị giảm mạnh.

Theo Bizlive

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video