Ngân hàng thu giữ siêu xe Rolls-Royce dát vàng của ông Trịnh Văn Quyết để xử lý nợ

Một ngân hàng thương mại vừa thông báo thu giữ tài sản bảo đảm là siêu xe Roll-Royce của ông Trịnh Văn Quyết.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quy Nhơn vừa thông báo thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ là một ôtô 5 chỗ hiệu Rolls-Royce.

Đây là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) thuộc Tập đoàn FLC, nơi ông Trịnh Văn Quyết từng làm chủ tịch HĐQT. Cổ phiếu ROS đã bị huỷ niêm yết ở sàn HoSE do vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin.

Chiếc xe Rolls-Royce nói trên là phương tiện đi lại của ông Trịnh Văn Quyết trước khi bị bắt tạm giam về các tội thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo thông báo của BIDV chi nhánh Quy Nhơn, khoản vay của Công ty CP Xây dựng FLC Faros đã phát sinh nợ quá hạn từ ngày 21-2-2022, với tổng số tiền gốc, lãi và phí phạt phát sinh đến ngày 9-8, là hơn 185 tỉ đồng trong đó nợ gốc 177 tỉ đồng và lãi, phí phạt chậm trả.

"Đến thời điểm hiện tại, dù đã nhiều lần thông báo nợ quá hạn, tuy nhiên bên vay và bên bảo đảm vẫn không tự nguyện trả nợ ngân hàng. Vì vậy, BIDV thông báo tới bên bảo đảm về việc tổ chức thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi cho khoản nợ" – thông báo của BIDV nêu rõ.

Phương thức xử lý là bán đấu giá công khai thông qua tổ chức bán đấu giá có chức năng do BIDV Quy Nhơn chỉ định.

Sau thời gian trên, bên vay và bên bảo đảm vẫn không phối hợp thực hiện thì BIDV Quy Nhơn sẽ phối hợp với các đơn vị có chức năng xúc tiến công tác cưỡng chế thu hồi tài sản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, chiếc Rolls-Royce Ghost mạ vàng  chính hãng duy nhất tại Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng cuối năm 2013 và có tên gọi khác là Golden Ghost. Chiếc xe này được biết đến là của ông Trịnh Văn Quyết.

Trên thị trường, hiện chiếc siêu xe Roll-Royce đời 2011 đang được rao bán giá từ 9-10 tỉ đồng.

Theo T.Phương (Người Lao Động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video